Làng 40 năm uống nước nhiễm xăng ở Thanh Hóa
(09:05:33 AM 10/06/2015)Chỉ vào chiếc thau vừa múc ít nước từ bể chứa bà Nguyễn Thị Sen (64 tuổi, thôn Yên Ninh, xã Công Bình, Nông Cống, Thanh Hóa) thở dài: "Nước cứ bơm lên là nổi váng, bốc mùi".
Để có nước dùng, gia đình phải tích trong bể chứa. Nửa tháng sau, khi lớp váng đỏ chìm xuống đáy, bà tiếp tục lọc thêm cả chục lần nhưng vẫn không khử được mùi hôi.
Nước vừa hút lên đã bốc mùi xăng dầu nồng nặc, nổi váng. Ảnh: Nguyễn Dương.
Bà Sen cho biết thêm, dù đã bỏ hàng chục triệu đồng để khoan, đào giếng nhưng mạch nước nào cũng nhiễm xăng. Không chỉ giếng đào phải bỏ hoang mà đất ao hồ của người dân cũng bị ô nhiễm, váng nổi đỏ quạch.
Anh Nguyễn Thanh Tình (47 tuổi) cho biết: “Gia đình cũng muốn đào ao nuôi cá để có đồng ra đồng vào nhưng xăng dầu nổi váng thế kia thì đành chịu. Người còn sống vật vờ thế này, huống chi là cá”.
Theo các hộ dân ở Yên Ninh, trước đây, một số khu đất ở trong làng ô nhiễm trầm trọng. Mỗi lần mưa xong, họ còn đến các vũng lầy múc nước về gạt lấy váng dầu để thắp sáng.
Trong những ngày nắng nóng, khô hạn gần đây, giếng nước cạn trơ đáy, bà con phải sang các làng lân cận chạy nước từng bữa. Mỗi thùng nước 15-20 lít giá 10.000-20.000 đồng.
Tuy nhiên, để tiết kiệm, người dân chỉ mua nước để phục việc ăn uống, còn sinh hoạt hàng ngày thì đành chấp nhận “vét” nước nhiễm xăng dầu.
Vết hoen ố trên bể do nước nhiễm xăng dầu tràn ra để lại. Ảnh: Nguyễn Dương.
Theo ông Nguyễn Văn Quý, Trưởng thôn Yên Ninh, gần như 100 % giếng đào, giếng khoan của thôn đều trong tình trạng tương tự. Thôn với 42 hộ (134 nhân khẩu) thì 10 hộ chịu cảnh ô nhiễm nặng quanh năm, số còn lại đỡ hơn một chút - mùi xăng dầu chỉ bốc lên khi mưa xuống.
"Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị với cấp trên nhưng vẫn chưa thấy có dự án nước sạch nào về", ông Quý nói.
Về nguyên nhân nguồn nước thôn Yên Ninh bị ô nhiễm, ông Nguyễn Ngọc Tấn, cán bộ địa chính xã Công Bình cho biết, trong những năm tháng chiến tranh, đất đồi núi thôn Yên Ninh được chọn làm nơi đặt kho xăng dầu trung chuyển cho chiến trường miền Nam. Sau nhiều lần bị máy bay Mỹ ném bom tàn phá, téc xăng dầu vỡ tràn thấm vào lòng đất gây ô nhiễm nặng cho đến nay.
Giếng đào của người dân bỏ hoang, nước đọng đầy váng xăng dầu. Ảnh: Nguyễn Dương.
Trước việc người dân nhiều lần kiến nghị mà vẫn không được hỗ trợ, ông Trần Văn Hiệp, Chủ tịch UBND xã Công Bình than thở: “Không chỉ người dân sốt sắng vì dùng nước nhiễm xăng dầu, chính quyền cũng rất lo cho tình hình sức khỏe, cuộc sống của bà con".
Theo ông, xã đã trình bày với cấp trên, song, đến nay, chưa có giải pháp hay dự án nước sạch nào. Trước mắt, xã hỗ trợ mỗi hộ dân một thùng nhựa 500 lít để chứa nước sạch.
Chủ tịch UBND huyện Nông Cống Trần Văn Thuấn thì bày tỏ, việc giải quyết hậu quả ô nhiễm vượt quá khả năng của địa phương. Bên cạnh đó, các cơ quan chuyên môn của tỉnh cũng chưa đưa ra được giải pháp khả thi để xử lý triệt để.
"Sở Tài nguyên và Môi trường nhiều lần cử cán bộ về nghiên cứu, lập dự án xử lý nhưng đến nay mọi thứ vẫn dậm chân tại chỗ", ông Thuấn nói.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
- Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
- “Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
- Ninh Thuận: Phê duyệt Đề án tổ chức thí điểm tuyến phố đi bộ
- Ninh Thuận: Cộng đồng người Chăm tưng bừng đón Tết Ramưwan
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.