Lâm Đồng: Cảnh báo hàng chục cầu treo xuống cấp
(08:17:16 AM 04/07/2014)Một cầu treo đã xuống cấp nghiêm trọng cần thay thế trên địa bàn huyện Bảo Lâm.
Qua sông phải... “lụy” cầu
Trời vừa hửng sáng, ông K’Gos (xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm) vội dắt xe chở vợ đi rẫy. Như thường lệ, ông dựng xe bên vườn cà phê ở đầu cầu treo K’Giảo rồi đi bộ sang bên kia sông. Cây cầu treo mà ông K’Gos đi qua nhìn “nát” chưa từng thấy.
Cầu có chiều dài hàng chục mét nhưng bề mặt chỉ rộng chừng 50cm và được kết cấu bằng những tấm ván, cành cà phê hầu hết đã xuống cấp, mục nát. Ngoài hai sợi dây cáp chính to bằng ngón tay nối với trụ cầu hai bên bờ, thành cầu chỉ gồm những sợi kẽm nhỏ đan vào nhau. Để giữ cầu, người dân dùng một số dây cáp nối giữa thành cầu với những gốc cây lớn hai bên bờ sông. Mùa mưa năm trước, cầu K’Giảo bị lũ cuốn trôi một bên mố trụ, người dân phải đi kéo từng sợi cáp, miếng ván về làm lại. Mùa mưa năm nay mới bắt đầu, số phận cây cầu già cỗi này chưa biết ra sao.
Ông K’Gos cho biết: Phía bên kia cầu K’Giảo thuộc địa phận xã Tân Lạc, chủ yếu là người dân từ Lộc Thành sang đấy để làm nương rẫy. Mỗi ngày, có hàng chục hộ dân qua lại cây cầu treo này đi làm bởi đây là con đường ngắn nhất. Chính vì cầu yếu nên đến mùa thu hoạch cà phê hay đợt bón phân cho cây, người dân chỉ còn cách vác từng bao qua bờ bên kia rồi dùng xe máy chở đi. Ông K’Gos nói thêm: “Vì mặt cầu được ghép bằng nhiều ván gỗ nên có lần người dân đi qua đạp trúng miếng ván đã mục bị lọt chân xuống dưới, suýt rơi xuống sông”.
Ông K’Gos (thôn 13 xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm) hàng ngày vẫn phải đi qua cầu treo K’Giảo này để vào rẫy.
Tương tự, cầu treo Kim Thanh (thôn Kim Thanh, xã Lộc Nga, thành phố Bảo Lộc) cũng trong tình trạng xuống cấp. Kết cấu dầm cầu là những thanh sắt to bằng ngón tay hàn lại với nhau. Mỗi khi có xe đi qua, cây cầu rung lên bần bật. Để cảnh báo, người dân đã gắn bảng ghi cầu yếu và chú thích chỉ nên qua cầu từng người một. Cứ đến mùa mưa và mùa thu hoạch cà phê, người dân lại góp tiền sửa cầu để có thể dùng xe máy chở hàng hóa qua sông. Tuy nhiên, do mặt cầu nhỏ và yếu nên mỗi lần người dân chỉ chở được một bao cà phê, sau đó tập kết ở đầu bên kia rồi dùng xe máy cày chở về rất bất tiện.
Ông Nguyễn Duy Lý ngụ xã Lộc Nga cho biết, gia đình ông có một hecta cà phê bên kia sông Đại Nga, hàng ngày đều phải đi qua cầu treo Kim Thanh vì đây là đường duy nhất. Đến mùa mưa lũ, nước lũ lại tràn lên sát mặt cầu. Cách đây mấy năm, cây cầu cũ đã bị lũ cuốn phăng, người dân phải dùng xuồng qua sông trong khi chờ làm cây cầu đang sử dụng này.
Cần sớm đầu tư làm mới, nâng cấp, sửa chữa cầu
Cầu treo Kim Thanh trên địa bàn xã Lộc Nga (Bảo Lộc) cần được thay thế.
Hai cây cầu nêu trên nằm trong số 15 cầu treo trong toàn tỉnh được cảnh báo ở mức rất nguy hiểm và được Sở Giao thông vận tải Lâm Đồng kiến nghị các địa phương thông báo tạm ngừng lưu thông. Tuy nhiên, cái khó là dù biết nguy hiểm nhưng vì nhu cầu đi lại và việc sản xuất nông nghiệp hàng ngày nên người dân vẫn phải "tạm sử dụng" cầu yếu, trong khi chờ nâng cấp, sửa chữa, thay mới các cầu cũ.
Như ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Nga (thành phố Bảo Lộc) chia sẻ, trên thực tế cầu treo Kim Thanh là con đường độc đạo để 600 hộ dân trong thôn Kim Thanh đi lại và vận chuyển hàng hóa mỗi ngày, nhất là bên kia sông thuộc vùng sản xuất rộng hàng chục ngàn hecta thì không thể ngừng sử dụng cầu treo này, mặc dù biết sẽ nguy hiểm cho người dân.
Sở Giao thông Vận tải Lâm Đồng cũng nhận định, các cầu treo thuộc diện cần thay thế hầu hết nằm trên tuyến đường độc đạo, đường dân sinh của người dân trong vùng. Vì vậy khi tạm ngừng lưu thông qua những cây cầu trên, địa phương cần bố trí phương án di chuyển thay thế trong thời gian chờ làm cầu mới.
Ông Bùi Sơn Điền, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Lâm Đồng, cho biết: Dù Sở đã trình lên tỉnh phương án bố trí vốn đầu tư làm mới và nâng cấp, sửa chữa cầu treo trên địa bàn với tổng kinh phí 38 tỷ đồng nhưng đến nay vẫn chưa được phê duyệt. Trong khi chờ vốn đầu tư, Sở Giao thông vận tải Lâm Đồng tiếp tục nhắc nhở các địa phương thông báo cho người dân tạm ngừng lưu thông qua 15 cầu treo cần thay thế.Nguyễn Dũng
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
-
Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định
-
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
-
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
-
Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
-
Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
-
Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
-
Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
-
“Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.
.jpg)