»

Thứ bảy, 23/11/2024, 12:59:17 PM (GMT+7)

INTEL cùng WWF mở rộng mục tiêu khôi phục rừng và đảm bảo sinh kế tại Láng Sen

(11:30:08 AM 05/12/2017)
(Tin Môi Trường) - Sau nỗ lực tái trồng hơn 12.000 cây tại những khoản rừng bị suy thoái trong Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen năm 2016, công ty Intel Products Vietnam (Intel) và WWF tiếp tục hỗ trợ khôi phục sinh cảnh hoang dã địa phương, với dự án trồng thêm 7.000 cây vào cuối năm 2017.

Ngày 4 và 9 tháng 12 năm 2017, sẽ có 270 tình nguyện viên đến từ Intel tham gia hoạt động trồng rừng cùng Khu bảo tồn và người dân địa phương.

 

INTEL[-]cùng[-]WWF[-]mở[-]rộng[-]mục[-]tiêu[-]khôi[-]phục[-]rừng[-]và[-]đảm[-]bảo[-]sinh[-]kế[-]tại[-]Láng[-]Sen

 

Chính thức thành lập vào năm 2004, Khu bảo tồn Đất ngập nước (KBT ĐNN) Láng Sen, tỉnh Long An, là một trong số ít những sinh cảnh tự nhiên còn sót lại của vùng Đồng Tháp Mười, với gần 400 loài động thực vật đa dạng. Sinh cảnh ĐNN Láng Sen cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên và các dịch vụ sinh thái, như nước ngọt và nguồn lợi thủy sản, cho hơn 9.000 người dân trong khu vực.
 
Những năm gần đây, sự biến đổi nhanh chóng về các yếu tố khí hậu như nhiệt độ và lượng mưa, cũng như về chế độ thủy văn của sông Mekong, đã làm cảnh quan rừng tại đây xuống cấp nghiêm trọng, gây sức ép lên các hệ sinh thái vốn đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết nước cho Đồng bằng sông Cửu Long và là nguồn cung cấp thu nhập quan trọng cho người dân địa phương.
 
Do vậy WWF và Intel bắt đầu hợp tác xây dựng dự án khôi phục rừng bị suy thoái vào năm 2016, vừa nhằm bảo tồn sinh cảnh cho các loài hoang dã và đảm bảo sinh kế cho người dân địa phương đang sống phụ thuộc phần lớn vào hệ sinh thái của khu vực.
 
Hơn 12.000 cây gáo vàng và cây tre, là những giống cây bản địa, có phân bố tự nhiên hoặc đã có mặt lâu đời tại địa phương và là một thành phần quan trọng của các hệ sinh thái trong khu vực, đã được trồng trong quá trình thực hiện dự án vào năm 2016. Với tỉ lệ cây sống trung bình hơn 80%, khu vực rừng tái trồng đã góp phần vào nỗ lực của WWF trong việc duy trì sinh cảnh hoang dã, cải thiện khả năng điều tiết của đất ngập nước để giảm thiểu các tác động tiêu cực của lũ lụt và hạn hán, và cung cấp các lâm sản ngoài gỗ (như tinh dầu cây tràm, mật ong, các loại dược liệu hoặc dịch vụ du lịch sinh thái rừng) để hỗ trợ các hộ nghèo và cận nghèo trong khu vực Láng Sen.
 
"Sự hỗ trợ của Intel trong việc trồng thêm 7.000 cây tại KBT sẽ giúp nhân rộng kết quả tích cực mà dự án bước đầu đạt được từ năm 2016 tại khu vực rộng 5.030 ha của Láng Sen", Bà Trịnh Thị Long – Điều phối Chương trình bảo tồn Nước, WWF, cho biết, "và đóng góp vào chiến lược của WWF giúp KBT ĐNN Láng Sen và cộng đồng địa phương tăng cường khả năng chống lại những tác động của biến đổi khí hậu.”
 
Hoạt động trồng cây năm 2017, sẽ giúp thúc đẩy mối quan hệ hợp tác đa phương, giữa WWF, KBT ĐNN Láng Sen và Intel, trong việc tiếp tục phát triển bền vững sinh cảnh hoang dã tại địa phương.
 
Bà Hồ Thu Uyên - Giám đốc Đối Ngoại Intel Việt Nam và Malaysia, chia sẻ: “Việc hợp tác với WWF để khôi phục sinh cảnh hoang dã tại Khu bảo tồn Láng Sen từ năm 2016, không những góp phần bảo vệ môi trường mà còn góp phần nâng cao nhận thức của người dân địa phương nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung trong việc hành xử có trách nhiệm đối với môi trường sống của chúng ta. Intel cũng mong rằng sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp và các tình nguyện viên cùng chung tay với Intel và WWF để bảo tồn khu sinh cảnh tuyệt đẹp này mà thiên nhiên đã ưu ái dành tặng cho Việt Nam.”
PHƯƠNG KHANH - Ảnh: WWF-Việt Nam
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: INTEL cùng WWF mở rộng mục tiêu khôi phục rừng và đảm bảo sinh kế tại Láng Sen

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.

Tin Môi Trường
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

VACNE 30 năm
 Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ

Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ

(Tin Môi Trường) - Nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của nhựa đối với sức khỏe và môi trường, Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Trước thực tế đáng báo động về ô nhiễm nhựa, dự án hướng đến mục tiêu khuyến khích cộng đồng thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần, góp phần xây dựng một môi trường sống bền vững.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI