»

Thứ bảy, 18/01/2025, 07:53:26 AM (GMT+7)

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Đắc Lắc góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường

(10:48:20 AM 20/05/2023)
(Tin Môi Trường) - Tuyên truyền phổ biến Luật Bảo vệ môi trường (BVMT), vận động nhân dân ăn ở hợp vệ sinh, trồng cây xanh, bảo vệ nguồn nước, thu gom rác thải… đó là những hoạt động thường xuyên của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh nhằm nâng cao nhận thức người dân cùng giữ gìn vệ sinh môi trường luôn xanh-sạch-đẹp. Đồng thời, công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học cũng đã đạt được những tiến bộ rõ rệt...

 Hội[-]Bảo[-]vệ[-]Thiên[-]nhiên[-]và[-]Môi[-]trường[-]Đắc[-]Lắc[-]góp[-]phần[-]cải[-]thiện[-]tình[-]trạng[-]ô[-]nhiễm[-]môi[-]trường

Ông Đoàn Ngọc Khuê, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh tuyên truyền công tác bảo vệ tại Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột).
 
 
Thời gian qua, nhận thức về BVMT trong cộng đồng dân cư đã và đang ngày càng được nâng cao, có nhiều việc làm cụ thể, thiết thực nhằm hưởng ứng chiến dịch BVMT. Tuy nhiên, chất lượng môi trường vẫn còn diễn biến chưa tích cực, tình trạng ô nhiễm có lúc trở nên đáng báo động; tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, đa dạng sinh học bị đe dọa… tác động xấu đến đời sống và sức khỏe con người. Trước thực trạng này, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến và nâng cao ý thức BVMT đến từng thôn, buôn và mọi tầng lớp nhân dân về Luật BVMT, Luật Tài nguyên nước… Qua đó, hướng dẫn người dân cách phân loại rác thải như: rác thải có thể đốt, rác thải làm phân vi sinh và chất thải rắn để có hướng xử lý thích hợp nhằm đảm bảo môi trường sống trong sạch và thoáng mát. Đặc biệt, Hội đã tổ chức nhiều hoạt động hướng dẫn nông dân sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật, không vứt chai lọ sau khi sử dụng một cách bừa bãi.
 
Tại buổi tập huấn công tác BVMT cho cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột), đông đảo mọi người đã hào hứng tham gia thảo luận về các vấn đề tồn tại, nguyên nhân, hậu quả và biện pháp giải quyết trong quá trình sử dụng nguồn nước, xử lý rác thải tại địa phương. Điều này nhằm góp phần thay đổi hành vi, phong tục tập quán làm ảnh hưởng xấu đến môi trường và mỗi người dân sẽ ý thức được việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ và cải thiện môi trường xung quanh. Với những khu vực bị ô nhiễm, khi nhận được tin báo của người dân, Hội đã trực tiếp làm việc với chính quyền địa phương để có hướng giải quyết kịp thời như: việc xử lý nước thải bị vỡ ra hồ nuôi cá, nước suối ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước giếng và nước ngầm của các hộ dân sống xung quanh Xưởng chế biến mủ cao su Cuôr Đăng; vấn đề ô nhiễm nguồn nước thải từ sản xuất chăn nuôi tại xã Hòa Thắng; việc quản lý rác thải sinh hoạt dọc Quốc lộ 14… Đó là những buổi kiểm tra nhằm nhắc nhở, vận động các cơ sở sản xuất, kinh doanh chấp hành đúng luật, quy định BVMT để bảo vệ quyền lợi và môi trường sống trong lành cho mọi người.
 
Ngoài những buổi tập huấn, hội thảo về BVMT và biến đổi khí hậu với sự tham gia của hàng ngàn lượt người; Hội còn in ấn hàng vạn tờ rơi về Luật Bảo vệ môi trường để phổ biến cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ở các xã Ea Drơng, Cuôr Đăng (Cư M’gar), Ea Nuôl (Buôn Đôn),  Cư Huê (Ea Kar) phường Tự An (TP. Buôn Ma Thuột) … Không những thế, Hội đã khảo sát xây dựng 2 dự án cải tạo môi trường nước buôn Cô Tam (xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột) và công trình xuống cấp nước Ea K’mang ở buôn Kroa B (xã Cuôr Đăng, huyện Cư M’gar); khảo sát điều tra công trình xử lý nước thải Nhà máy chế biến mủ Cao su Ea Drơng của Công ty Cao su Dak Lak gây ô nhiễm 750 giếng ăn của người dân sống xung quanh; phối hợp với Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (xã Ea Tu) tổ chức cuộc thi vẽ tranh “Em yêu cây xanh”... để giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cho con em.
 
Ông Đoàn Ngọc Khuê, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh cho biết: “Công tác bảo vệ thiên nhiên và môi trường cần phải được tất cả các cấp, các ngành và toàn thể xã hội cùng tham gia. Riêng Hội có nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về bảo vệ, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường trong nhân dân, góp phần đưa nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình giảng dạy trong các trường học; vận động nhân dân thực hiện đúng luật pháp, tích cực đóng góp công sức hoạt động bảo vệ tài nguyên môi trường và xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ môi trường; đấu tranh chống hành vi vi phạm pháp luật và các quy định về bảo vệ môi trường… đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận”. Để bảo tồn đa dạng sinh học tài nguyên thiên nhiên, Hội đã phối hợp với các cơ quan chức năng khảo sát ở địa bàn TP. Buôn Ma Thuột, các huyện Buôn Đôn, Cư M’gar, Ea H’leo, Ea Súp, Lak… ghi nhận được hàng chục mẫu rùa thuộc 7 loài (cả rùa cạn và rùa nước), trong đó có một số loài rùa quý hiếm thuộc nhóm IIB như: rùa trán vuông, rùa núi vàng, rùa núi viền, rùa hộp lưng đen, rùa đất lớn... Đồng thời, đã khảo sát và bảo vệ những loài cây lâu năm (hơn 100 năm) để đề nghị cấp trên gắn biển cây di sản như: cây Ana Ktơng ở đầu nguồn nước buôn Ky, phường Thành Nhất, cây Ana Mnut truôl ở suối đầu nguồn Ea Mkang thuộc buôn Kroa B, xã Cuôr Đăng, huyện Cư M’gar…
 
Nhằm nâng cao nhận thức BVMT cho đồng bào dân tộc thiểu số, ông Y Khuôl Êban (Phó Chủ tịch Hội) đã tuyên truyền luật BVMT bằng tiếng dân tộc thu hút đông đảo người dân tham gia hưởng ứng; vận động bà con xây dựng các trang trại chăn nuôi hợp vệ sinh; bảo vệ nguồn nước sạch; không chặt phá rừng…  Có thể nói, thời gian qua, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh đã góp phần không nhỏ trong việc cải thiện môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên tại địa phương; nâng cao ý thức và trách nhiệm của cộng đồng trong công tác BVMT, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.
(Hồng Thúy/báo Đắc Lắc)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Đắc Lắc góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

VACNE 30 năm
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI