»

Chủ nhật, 19/01/2025, 12:31:21 PM (GMT+7)

Gian nan hành trình kiếm tìm giá trị của Biển

(15:35:30 PM 30/08/2018)
(Tin Môi Trường) - Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên - Môi trường biển khu vực phía Bắc không chỉ phục vụ hữu hiệu cho công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên môi trường biển của Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam, Bộ TN&MT mà còn từng bước xác lập các luận cứ khoa học, tạo cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch không gian biển, quy hoạch quản lý tổng hợp vùng bờ, định hướng phát triển bền vững kinh tế biển, củng cố quốc phòng, an ninh trên biển.

Cùng với đó là bảo vệ TN&MT sinh thái biển, phấn đấu đưa nước ta trở thành một nước mạnh về biển vào năm 2020 như đã được khẳng định tại Nghị quyết số 09-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

 

Gian[-]nan[-]hành[-]trình[-]kiếm[-]tìm[-]giá[-]trị[-]của[-]Biển

 
Những ghi nhận vượt bậc
 
Đến nay, Trung tâm đã hoàn thành điều tra cơ bản TNMT 25%  diện tích các vùng biển Việt Nam ở  tỷ lệ 1:500.000. Vùng biển sâu, xa bờ đến độ sâu 2.500 m nước đang được tích cực triển khai điều tra. Dự kiến đến năm 2022, vùng biển Việt Nam đến độ sâu 2.500 m nước với diện tích khoảng 520.000 km2 sẽ có số liệu điều tra cơ bản TNMT biển tỷ lệ 1/500.000. Một số vùng biển, đảo  trọng điểm kinh tế, an ninh quốc phòng đã được điều tra ở tỷ lệ 1:50.000 và 1:10.000. Trên cơ sở kết quả điều tra cơ bản điều kiện tự nhiên, TNMT biển đã góp phần vào cơ sở dự liệu biển Quốc gia của Tổng cục B&HĐ Việt Nam phục vụ phát triển kinh tế biển, hải đảo và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên Biển Đông. Những kết quả điều tra vùng biển sâu Việt Nam gần đây đã có những phát hiện mới về khoáng sản đa kim (kết hạch và vỏ Fe-Mn-Co), những dấu hiệu chỉ thị về khí hydrate.
 
Trung tâm đang nỗ lực triển khai công tác điều tra cơ bản TN,MT biển theo hướng đa lĩnh vực, đa mục tiêu với trên 10 chuyên đề khoa học. Cùng với các chuyến ra khơi, ngoài việc thu thập thành công các mẫu vật dưới đáy đại dương ở độ sâu đến gần 3000m nước, những số liệu đo sâu đáy biển cũng góp phần lập nên bản đồ độ sâu đáy biển, bản đồ địa mạo đáy biển. Các số liệu về địa chấn tầng nông đáy biển cũng góp phần cho việc thành lập các bản đồ địa chất công trình phục vụ cho thiết kế xây dựng các công trình biển, các nhà giàn DKI. Ngoài việc điều tra cơ bản đánh giá hiện trạng môi trường biển (nước biển, trầm tích biển), quan trắc tổng hợp môi trường biển dài ngày, Trung tâm cũng đã bước đầu triển điều tra, đánh giá về nguồn thải, tải lượng chất thải. Việc thực hiện điều tra phục vụ quản lý tổng hợp vùng bờ (ICZM) đã được Trung tâm triển khai từ cuối những năm 90 thông qua các Hợp đồng với các địa phương nay đã trở thành một trong những nhiệm vụ chính của Trung tâm. Trung tâm cũng đã phối hợp với các chuyên gia đầu ngành về biển để thực hiện nhiều Đề tài KHCN cấp Nhà nước trong các Chương trình KC-09. 
 
Dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia đầu ngành về địa chất, môi trường biển, các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm đã có những bước trưởng thành vượt bậc trong xử lý, minh giải tài liệu để làm rõ bức tranh cấu trúc, kiến tạo của tầng phủ đáy biển. Các đứt gãy kiến tạo đã được phát hiện chính xác thông qua các tài liệu địa vật lý biển. Các học thuyết, quan điểm hiện đại của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm sử dụng nhuần nhuyễn trong xử lý, minh giải các băng địa chấn (phân tích địa tầng phân tập, phục hồi các cấu trúc cổ địa lý…).
 
Nhiều nhà địa chất biển không giấu nổi xúc động khi được chứng kiến các băng địa chấn phản ánh cấu trúc địa chất tầng phủ sinh động như những bức tranh phản ánh lịch sử hình thành của đáy đại dương trong giai đoạn từ 2,56 triệu năm trước đến nay. Hàng loạt những dấu hiệu đánh dấu sự có mặt của các tài nguyên năng lượng mới (GH) trên vùng biển Việt Nam đã được phát hiện: Các bề mặt phản xạ mô phỏng đáy (BSR), biểu hiện cột khí, các "điểm rỗ" (pockmark) trên tài liệu địa vật lý. Song song với đó, cũng đã xác định được các điểm có biểu hiện dị thường khí mê tan trong trầm tích và nước sát đáy. Đồng thời, lập được mặt cắt tổng hợp cho các tuyến khảo sát và xác định được các dấu hiệu địa vật lý chỉ thị GH.
 
Kết quả điều tra sơ bộ đã cho phép khoanh định được 4 khu vực có khả năng tồn tại GH với những dấu hiệu tiềm năng khác nhau. Những tài liệu này hoàn toàn phù hợp với những dự báo về tiềm năng to lớn về nguồn năng lượng mới này trên Biển Đông. Tuy là kết quả bước đầu song lại rất có ý nghĩa  và đặc biệt quan trọng khi nguồn tài nguyên dầu mỏ dần suy giảm và việc khai thác các nguồn tài nguyên khác dễ gây ô nhiễm môi trường. Trung tâm đang tích cực tổ chức triển khai điều tra cơ bản làm rõ triển vọng GH trên các vùng biển sâu thuộc vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
 
Đồng thời với quá trình khai thác sử dụng các thiết bị điều tra chuyên dụng hiện đại được đầu tư gần đây, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm cũng đã có những sáng kiến cải tiến trong phục vụ khảo sát (chế tạo các hợp phần chia mẫu, bảo quản mẫu, lấy mẫu vùng biển sâu) được chuyên gia nước ngoài đánh giá cao. Nhiều thiết bị là sản phẩm các đề tài khoa học công nghệ của Trung tâm chế tạo (từ biển, phổ gamma) có độ nhạy, độ chính xác không thua kém các thiết bị chuyên dụng do nước ngoài sản xuất và có phần hoạt động ổn định hơn do thấu hiểu được những vấn đề tồn tại của các thiết bị nhập khẩu khi đưa vào sử dụng tại Việt Nam. Việc chế tạo thành công các thiết bị này đã góp phần bảo đảm cho các chuyến khảo sát thành công trong điều kiện hoạt động khắc nghiệt (có thiết bị dự phòng thay thế).
 
Các mẫu vật được bảo quản trong điều kiện gần với điều kiện đáy biển, được đưa về phân tích với các thiết bị hiện đại thuộc hàng đầu thế giới. Nhiều chuyên gia nước ngoài cũng thừa nhận Trung tâm đang sở hữu những thiết bị phân tích khí hiện đại hơn của các Viện nghiên cứu.
 
Để làm chủ được hệ thống trang thiết bị là sự nỗ lực không nhỏ của cán bộ kỹ thuật Trung tâm, sự quan tâm tạo điều kiện của lãnh đạo Trung tâm trong việc cử đi đào tạo bồi dưỡng nâng cao kỹ năng xử lý, vận hành tại các cơ sở trong nước và nước ngoài. Thật đáng khâm phục tinh thần hy sinh, đầy trách nhiệm, nhiệt huyết tận tâm của những cán bộ kỹ thuật trẻ của Trung tâm, không ít anh em ngay sau ngày thành hôn đã lên tàu đi khảo sát để tranh thủ từng “ô cửa sổ thời tiết” trong những tháng gió mùa kéo dài. Trong những hoàn cảnh khó khăn về thời tiết, sóng đánh chùm mạn tàu nhưng cán bộ kỹ thuật của Trung tâm vẫn kiên cường mặc thêm bộ áo phao ra ngoài bộ quần áo bảo hiểm, đeo đai bảo hiểm để trụ trên mặt boong tàu khảo sát lấy mẫu. Các chuyên gia nước ngoài sau khi chứng kiến công việc của cán bộ kỹ thuật của Trung tâm đều dùng một cụm từ “Profectional Team”. 
 
Vượt lên trên những khó khăn, thách thức, Trung tâm đã có những bước tiến mạnh mẽ, ngày càng khẳng định được vai trò của  mình trong công tác điều tra cơ bản về TNMT biển. Đến nay, Trung tâm đã có lực lượng cán bộ kỹ thuật có trình độ, kinh nghiệm, từng bước tiếp cận với công nghệ hiện đại trong điều tra TNMT biển khu vực và thế giới, đội ngũ cộng tác viên rộng khắp là những nhà khoa học ưu tú trong và ngoài nước.Vì những thành tích xuất sắc đạt được trong công tác điều tra TN,MT biển phục vụ cho sự nghiệp biển đảo, năm 2016 Trung tâm đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất và là một trong ba đơn vị của Bộ được Tuyên dương điển hình tiên tiến Toàn quốc năm 2017.
 
Gian[-]nan[-]hành[-]trình[-]kiếm[-]tìm[-]giá[-]trị[-]của[-]Biển
 
Rất cần những cơ chế đãi ngộ xứng đáng
 
Tuy nhiên, trong bối cảnh thực tế hiện nay “tiến ra biển, làm giầu từ biển và làm chủ được biển” không thể chỉ điều tra bằng khẩu hiệu, trên giấy và tận dụng bằng nhiệt huyết, mà rất cần sự đầu tư đồng bộ về vật chất và chế độ đãi ngộ với người trực tiếp làm công tác điều tra TN&MT biển. So với các nước phát triển thì việc đầu tư cho trang thiết bị, công nghệ phục vụ cho công tác điều tra biển ở nước ta trong lĩnh vực điều tra B&HĐ còn ở mức rất khiêm tốn (chưa có thêm thiết bị dự phòng), nguồn lực đầu tư cho điều tra tài nguyên môi trường biển còn nhiều hạn chế, chưa có một con tàu chuyên dụng phục vụ điều tra TN,MT biển nên mỗi chuyến khảo sát lại xuất hiện những thử thách, khó khăn phải đương đầu. Có những nhiệm vụ do kinh phí hạn chế nên phải sử dụng tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân, tàu cải hoán, điều kiện sinh hoạt trên biển vốn đã khó khăn khắc nghiệt lại chồng chất thêm khó khăn về điều kiện sinh hoạt. Nhiều anh em sau một chuyến khảo sát biển dài ngày không còn bảo đảm sức khỏe để tiếp tục dù vẫn muốn ra khơi cùng đồng nghiệp.
 
Thời tiết xấu kéo dài là nỗi lo không giấu được trên khuôn mặt của anh em các đội khảo sát vì không đi biển được thì không bảo đảm thu nhập cho cuộc sống của bản thân và gia đình trong những tháng còn lại trong năm. Đến với anh em chỉ cầu mong sao “mưa thuận gió hòa” để những kỹ sư trực tiếp làm nhiệm vụ ngoài biển khơi bớt khổ, hoàn thành nhiệm vụ khảo sát được giao và có thu nhập bảo đảm cho cuộc sống.
 
 Với tiềm lực trang thiết bị hiện đại, đội ngũ cán bộ kỹ thuật trẻ, có trình độ, sức khỏe, tận tâm và nhiệt huyết với công việc nhưng nếu khó khăn như hiện nay tiếp tục kéo dài, không biết sẽ bao kỹ sư sẽ còn trụ lại được với nghề?- Đây đang là những trăn trở và quan ngại của ban lãnh đạo Trung tâm. Trung tâm rất cần tiếp tục được sự quan tâm từ Bộ TN&MT và các cơ quan có thẩm quyền có cơ chế chính sách thỏa đáng để giữ chân được đội ngũ nhân lực có chuyên môn cao tâm huyết với nghề, góp trí lực cùng các nhà quản lý, các nhà hoạch định chiến lược cũng như các nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể và chính xác hơn đối với nguồn tài nguyên năng lượng mới, đồng thời tạo cơ sở hoạch định chính sách điều tra, quản lý, khai thác, sử dụng nguồn lợi tài nguyên năng lượng mới từ biển của Việt Nam một cách hợp lý và có hiệu quả. 
 
Những đóng góp thầm lặng của cán bộ kỹ thuật Trung tâm ngày hôm nay chắc chắn sẽ phát hiện ra những tiềm năng tài nguyên biển sâu có giá trị, góp phần nâng cao tỷ trọng đóng góp của biển vào nền kinh tế Việt Nam tương tự như việc phát hiện và khai thác thành công thương mại dầu khí trong những thập kỷ trước đây. Hơn thế nữa, tinh thần vượt khó bám biển khảo sát của đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Trung tâm cũng góp phần hiệu quả vào công cuộc chinh phục Biển Đông, phát triển kinh tế biển, góp phần khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của Việt Nam đối với các vùng biển và hải đảo của Tổ quốc.
HỒNG MINH
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Gian nan hành trình kiếm tìm giá trị của Biển

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

VACNE 30 năm
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI