Du lịch hè mùa cao điểm: Dẹp nạn ”chặt chém” và rác bẩn
(09:26:04 AM 03/06/2015)
Chặt chém là bị phạt nặng
Sầm Sơn là một địa điểm di lịch quen thuộc của du khách phía bắc. Nhưng nhiều năm trước Sầm Sơn cũng nổi danh là một địa điểm “chặt chém” du khách kinh hoàng tới mức nhiều người chỉ cần nghe đến hai từ Sầm Sơn là lắc đầu lè lưỡi.
Thế nhưng một điểm đáng mừng là năm nay, gần như hiện tượng chặt chém du khách đã bị loại bỏ. Từ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 vừa qua, Sầm Sơn ở tình trạng quá tải phòng nghỉ. Hầu hết du khách đã đặt trước từ nửa tháng tới một tháng. Với những khách vãng lai, giá phòng (tính từng đêm một) cũng không phải là quá cao. Những nhân viên ở đây cho hay, do khách đã đặt kín nên mức giá kia cũng chỉ giải quyết cho khách ở tạm trước khi người đặt phòng tới, dù mức giá có tăng khoảng 40% ngày thường nhưng theo thỏa thuận giữa hai bên chứ không hề có chuyện chèn ép.
Sinh viên tình nguyện nhặt rác ở Cửa Lò. Ảnh: A.T
Riêng về dịch vụ ăn uống, Sầm Sơn năm nay có những ghi nhận rất tích cực. Hầu như không có hiện tượng bán hàng rong chèo kéo khách du lịch. Anh Khen - một người lái xe điện ở Sầm Sơn - cho biết: “Hàng rong và dịch vụ tẩm quất bị cấm triệt để ở Sầm Sơn, chỉ cần có hàng rong xuất hiện là lực lượng chức năng xuất hiện, kiên quyết tịch thu. Riêng dịch vụ tẩm quất rong thì không còn”. Khi chúng tôi đặt vấn đề liệu có dịch vụ mại dâm trá hình trong các cơ sở massage tại Đồ Sơn hay không thì anh Khen khẳng định: “Cơ sở nào được chính quyền cấp giấy phép là tuyệt đối đảm bảo không hề có mại dâm hay kích dục, du khách hoàn toàn có thể yên tâm”.
Nét đặc biệt là từ tháng 2, UBND tỉnh đã đưa ra quy định tạm thời về mức giá tối đa đối với một số loại hình dịch vụ du lịch trên địa bàn Sầm Sơn năm 2015. Bản quy định này đưa ra rất chi tiết về mức “trần” phòng nghỉ các loại đến giá vé gửi xe. Quy định chi tiết đến mức giá một ly cà phê, sinh tố cũng không được quá 30.000 đồng…
Một chủ quán tại Hòn Trống - Mái (Sầm Sơn) cho hay: “Chúng tôi quán triệt là bán hàng theo đúng giá, chỉ cần có một phản ánh của du khách là quán bị lập biên bản, thậm chí phải đóng cửa. Chúng tôi cần phải lấy lại hình ảnh đẹp của Sầm Sơn”. Chị Ngọc - một công ty lớn ở Hà Nội - cho biết: “Tôi thật sự ngạc nhiên về giá cả và thái độ phục ở Sầm Sơn khác hẳn trước đây. Đoàn chúng tôi gồm 8 người vào quán chỉ gọi 2 quả dừa mà vẫn được chủ quán đón tiếp niềm nở. Dịch vụ chụp ảnh với ngựa chúng tôi cũng từng được cảnh báo là có thể bịp chém đẹp thế nhưng giá cả năm nay lại rất “hữu nghị”, chỉ 20đồng là có thể thoải mái đóng giả cao bồi, chụp ảnh thoải mái. Hè này Sầm Sơn sẽ là khu du lịch lý tưởng với cung cách phục vụ hiện tại”.
Kích cầu bằng hình ảnh “sạch, đẹp”
Theo phản ánh của nhiều du khách, các cửa hàng dọc bãi biển ở Sầm Sơn cứ 5-10 phút lại cử nhân viên ra nhặt rác từ quán tới sát bờ biển. Sầm Sơn cũng đã bỏ được hình ảnh nhếch nhác. Cửa Lò (Nghệ An) cũng là một điểm nóng trong các dịp nghỉ lễ mùa hè. “Điểm cộng” cho Cửa Lò chính là nạn hàng rong đã được dẹp bỏ, đội tự quản thường xuyên tuần tra dọc bờ biển. Đặc biệt, trong dịp nghỉ lễ vừa rồi có hàng trăm sinh viên tình nguyện đi nhặt rác mỗi ngày. Sự sạch sẽ của khu vực bãi biển Cửa Lò đã gây ngạc nhiên cho du khách khi tới đây.
Một ghi nhận khác đó là việc một doanh nghiệp lớn đã đầu tư nhiều tiền để xây dựng bãi biển nhân tạo ở Bãi Cháy. Được biết để cải tạo bãi tắm cũ - vốn không thật sạch sẽ, nhà thầu đã tiến hành cải tạo bằng việc xử lý hệ thống nước thải sinh hoạt ven bờ của người dân và không đổ thẳng ra vịnh Hạ Long như trước đây. Ngoài ra, việc xử lý cát cũng thực hiện quy trình rải một lớp vải địa trên bề mặt bùn đáy, sau đó tiến hành đổ cát tinh, toàn bộ cát được lấy từ khu vực Quan Lạn, Minh Châu…
Chưa thể hết những phàn nàn của du khách, nhưng nỗ lực của các địa phương trong việc kêu gọi du khách khiến người dân đã yên tâm hơn để tận hưởng kỳ nghỉ dịp hè này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
-
Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định
-
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
-
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
-
Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
-
Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
-
Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
-
Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
-
“Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.
.jpg)