Đồng Tháp: Vựa hoa Sa Đéc tất bật cho mùa Tết
(09:49:28 AM 16/01/2015)Theo thống kê của Phòng kinh tế TP Sa Đéc, năm nay tổng diện tích trồng hoa phục vụ Tết của toàn vùng đạt hơn 85ha, với gần 2.000 hộ trồng, tập trung chủ yếu ở phường Tân Quy Đông, Tân Khánh Đông.
Nhà vườn Sa Đéc chăm sóc hoa chuẩn bị cho mùa Tết
Theo ghi nhận của PV, hoa chủ lực năm nay vẫn là cúc mâm xôi, kim phát tài, hoa sống đời và hoa hồng các loại. Đặc biệt, có tăng cường thêm loại hoa dây leo để trong vỏ dừa, vỏ ốc, gỗ, nhựa… Riêng với những người trồng cây kiểng có xu hướng sang cây bonsai, kiểng cổ, tre, gỗ…
Ông Thanh, một hộ trồng hoa ở khóm Tân Mỹ cho biết: “Năm nay nhà tôi trồng 3.000m2 đất, khoảng 10.000 giỏ hoa xuất ra thị trường Tết. Chúng tôi đã phải chuẩn bị từ cách đây mấy tháng, song song với việc cung ứng hàng cho ngày thường. Hiện bà con đang tập kết bội đựng, bón phân và chăm sóc kỹ cho loại hoa đắt tiền và phòng trừ sâu bệnh…”
Theo các hộ trồng hoa, năm nay thời tiết thuận lợi, các loại hoa, kiểng đều phát triển rất tốt. Giá cả đầu vào ổn định, các loại vật tư không tăng. Hồng sẽ là loại hoa chủ lực để bán Tết, bởi thời tiết hanh khô, không mưa dầm nên dễ trồng, đồng thời áp dụng khoa học kỹ thuật, nhân giống mới kết hợp kỹ thuật truyền thống mang lại năng suất cao.
Còn các nhà vườn trồng kiểng lá, kiểng cổ bonsai cũng đang bận rộn chỉnh trang, chăm sóc lại cây với hàng trăm loại kiểng khác nhau, trong đó có nhiều giống mới được chuẩn bị để tham gia thị trường Tết năm nay như: mai chiếu thủy, gừa, nguyệt quế, kim quýt, sứ quan âm, vạn niên tùng...
Ngoài những loại hoa nêu trên, nhiều nhà vườn cũng chuẩn bị nhiều loại cây công trình, hoa mới, kiểng lá giống mới để đưa ra thị trường. Lý do vì những năm gần đây thị trường này có đầu ra thuận lợi, hàng bán được giá, thu nhập từ hoa kiểng công trình tăng khoảng 40 đến 50 triệu đồng/công (1.000m2) so với hoa Tết truyền thống.
Một số hình ảnh tất bật của người trồng hoa ở Sa Đéc:
Hồng là sản phầm chủ lực của vùng trồng hoa Sa Đéc
Thời điểm này, người dân đang tất bật với các công việc chăm bón để có sản phẩm tốt nhất đưa ra thị trường dịp Tết
Một người trồng hoa ở xã Tân Quy Đông đang cho những bầu cúc vào chậu lớn, năm nay gia đình trồng trên 4.000m2 đất nông nghiệp với gần 12.000 giỏ hoa.
Công đoạn cho bón phân rơm vào các bầu hoa trước khi mang ra chậu lớn.
Một dàn hoa đang dần hé nở, khoe sắc.
Công việc chăm bón vất vả, các chủ vườn phải thuê thêm nhân công với mức lương 100.000 - 200.000 đồng người/ngày.
Bên cạnh những vường hoa Tết, các chủ vườn luôn có sẵn các loại hoa để bán trong ngày thường
Thời tiết khô, nắng nên các chủ vườn phải tưới hoa đều đặn
Từ những ngày lũ, các vườn hoa dành cho Tết bắt đầu được ươm trồng. Nhà vườn mắc giàn hoa trên cao để tránh lũ.
Các giỏ hoa được bao gói cẩn thận xuất bán đi nơi khác.
Nhà vườn cho biết năm nay các loại hoa, kiểng như vạn thọ, mào gà, cúc, sen súng... đều phát triển tốt, hứa hẹn một vụ mùa bội thu.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
-
Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định
-
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
-
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
-
Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
-
Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
-
Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
-
Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
-
“Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.
.jpg)