Đổi mới ở bản người Mông nơi lưng trời Mỹ Á
(08:37:40 AM 11/11/2014)Ảnh: minh họa
* Mở đường lên bản
Nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập Ban chỉ đạo Tây Bắc, chúng tôi trở lại Mỹ Á, xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn trong tiết trời se se lạnh của những ngày đầu đông. Con đường ngược núi lún thụt đất đá trước đây, nay đã được trải nhựa uốn lượn theo triền núi trập trùng. Ông Hà Văn Khanh, Chủ tịch UBND xã Thu Cúc cho biết: Năm 2011, dự án đường về trung tâm xã Thu Cúc đi Mỹ Á được phê duyệt đầu tư với kinh phí gần 149 tỷ đồng, đến nay đã thực hiện được hơn 90% khối lượng công việc, trong đó 5km đã được rải nhựa, bà con đi lại thuận lợi hơn nhiều so với trước đây.
Già làng Sùng A Vang chia sẻ: Trước đây muốn xuống trung tâm xã phải chuẩn bị từ chiều hôm trước, nửa đêm gà gáy là đốt đuốc đeo dao, gùi mo cơm nắm lên đường. Đấy là ngày khô ráo, còn khi mưa nguồn suối lũ kéo về, thì vượt hơn chục cây số đường rừng là chuyện không tưởng. Quen đi rừng, lội suối, bàn chân người Mông Mỹ Á cứ to bẹt ra như lưỡi cuốc tượng, nứt nẻ như củ sắn nương luộc quá lửa. Lòng bàn chân chai sần thách thức các loại đá nhọn, gai rừng. Có lẽ cũng vì cuộc sống nơi lưng trời, dốc núi quá khó khăn khắc nghiệt mà vóc dáng người Mông nơi đây thường nhỏ bé, khắc khổ, nhưng chất chứa bên trong là cả tâm hồn rộng mở, phóng khoáng như mây ngàn gió núi.
Giờ thì khác hẳn rồi. Đường vào bản đang được thi công xây dựng với vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Việc xuống núi về xã với người Mỹ Á là chuyện thường ngày. Một chiếc xe máy là đủ sức cõng hai người cùng bao tải hàng vượt được dốc cao và các lòng suối lõng bõng nước, lổn nhổn đá hộc. Sở hữu con “ngựa sắt” để bất cứ lúc nào muốn cũng có thể xuống chợ dưới trung tâm xã không còn là điều quá khó khăn. Như một thói quen tự nhiên, người Mông Mỹ Á rất thích xuống chợ mua bán, trao đổi nông, lâm sản làm được, lấy các nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ sinh hoạt, đồng thời cũng là cơ hội để những con người thường xuyên bị bó hẹp bởi cây rừng, vách núi được giao lưu, mở rộng tầm nhìn… “Được như ngày hôm nay, người dân bản Mỹ Á không quên công sức to lớn như biển cả của Đảng và Nhà nước đối với người dân bản Mỹ Á chúng tôi!”- Già làng Sùng A Vang bộc bạch.
Uống chén nước chè xanh ngắt trong ngôi nhà sàn mộc mạc truyền thống của đồng bào nơi đây, trưởng bản Sùng A Tủa chia sẻ, có đường mới, bà con nơi đây năng động lắm, nhờ đó mà có cái ăn, bớt đi cái nghèo, điều đó đồng nghĩa với việc đồng bào nơi đây sẽ quan tâm tới việc học chữ của con em mình. Hai, ba năm trở lại đây Mỹ Á không có người sinh con thứ ba, trẻ em đến tuổi đều được ra lớp. Cùng với nhà lớp học 5 phòng học của điểm trường tiểu học đã được hoàn thành, nhà lớp học của trường mầm non cũng mới được khởi công dịp năm học mới. Nhà văn hóa bản được trang bị thêm hệ thống âm thanh, hình ảnh để tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, cách làm hay, việc làm tốt cho đồng bào học tập, noi theo…
* Nhiều giải pháp hỗ trợ bản nghèo
Bản Mỹ Á có 91 hộ, 586 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Mông từ trên núi cao bên Văn Chấn (Yên Bái) về định cư từ năm 1980. Những năm qua, từ nguồn vốn định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số du canh du cư, Mỹ Á đã hoàn thiện, phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu như đường giao thông, nhà lớp học điểm trường tiểu học, trường mầm non, nhà văn hóa khu dân cư... Từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đồng bào dân tộc Mông ở Mỹ Á cơ bản ổn định cuộc sống, không còn tình trạng du canh du cư. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo ở Mỹ Á vẫn còn cao nên cần sự chung tay giúp đỡ hơn nữa của các ban, ngành từ Trung ương đến địa phương.
Trong buổi khảo sát tình hình kinh tế - xã hội và đời sống đồng bào dân tộc Mông bản Mỹ Á vừa qua của Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ, đồng chí Hoàng Dân Mạc cho biết: Sau hơn 30 năm định canh định cư, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào ở khu Mỹ Á đã có những tiến bộ nhất định so với trước. Nhưng nhìn chung khó khăn của đồng bào còn rất lớn. Vì vậy, cùng với sự hỗ trợ, đầu tư của nhà nước, chính quyền địa phương, đồng bào ở đây cần phát huy nội lực, vươn lên xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi, trồng trọt, bảo vệ và phát triển rừng...
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy giao các ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh làm việc với Tổng Công ty giấy Việt Nam điều chuyển một phần diện tích đất rừng trồng của lâm trường cho dân ổn định sản xuất. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp chặt chẽ với huyện Tân Sơn và xã Thu Cúc có chương trình cụ thể hỗ trợ đồng bào bản Mỹ Á về giống, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt phù hợp điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác của bà con; đề xuất phương án xử lý nước sinh hoạt kết hợp tưới lúa cho đồng bào bản Mỹ Á…
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy khẳng định: Nhờ sự quan tâm của các cấp, các ngành, đồng bào nơi đây đã được đầu tư nhiều mô hình như: Mô hình hỗ trợ phân bón và kỹ thuật bón phân NPK do Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao triển khai; mô hình trồng ngô thuộc Chương trình giảm nghèo bền vững; mô hình trồng chè do Viện Nghiên cứu chè Việt Nam đầu tư cây giống và kỹ thuật; mô hình nuôi lợn sinh sản giống bản địa; chăn nuôi, cải tạo đàn lợn theo hướng bản địa; nuôi gà bản địa; cải tạo đàn bò bằng bò lai shin... Nhờ đó, người dân ở Mỹ Á từ chỗ chủ yếu là phá rừng làm nương, đến nay đã biết làm lúa nước năng suất cao như: Lúa Nhị ưu 838, Việt lai 20 năng suất đạt 2 tạ/sào, đảm bảo cung cấp đủ nguồn lương lực cho người dân; tham gia bảo vệ rừng đầu nguồn và trồng rừng kinh tế...
Chia tay bản Mỹ Á khi mặt trời đang khuất dần sau ngọn núi cổng Cò, chúng tôi nhận thấy cuộc sống ấm no, hạnh phúc đang hiện hữu. Một màu xanh ngút ngàn của lúa, ngô, cây rừng chạy típ tắp như tín hiệu tốt lành về sự đổi thay trong cuộc sống của đồng bào Mông nơi lưng trời Mỹ Á.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
- Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
- “Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
- Ninh Thuận: Phê duyệt Đề án tổ chức thí điểm tuyến phố đi bộ
- Ninh Thuận: Cộng đồng người Chăm tưng bừng đón Tết Ramưwan
- WWF tiếp tục truyền thông, khuyến cáo “giảm nhựa” dành cho người tiêu dùng
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 29/09/2024, gần 200 tình nguyện viên đã tham dự sự kiện “Ngày hội Dọn rác Thế giới - World Cleanup Day 2024” tại tuyến đường Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.