Đồng Nai: Dân trồng mít "khóc ngất" vì tin đồn mít được chích thuốc
(19:41:07 PM 28/07/2015)Cần sớm kiểm tra, công bố về tin đồn mít chích thuốc để bảo vệ nông dân.
Suốt 2 tháng nay, nông dân trồng mít tại xã Phú Ngọc, huyện Định Quán (Đồng Nai) khốn đốn đủ đường khi giá mít thương lái mua chỉ có… 500 đồng/kg. Họ nói rằng do có tin đồn mít chích thuốc cho chín, nên thị trường tẩy chay, mít các vựa thừa mứa khiến giá tụt dốc thê thảm.
Rẻ như cho
Từ tháng 4 đến nay là thời điểm cây mít bước vào giai đoạn cho trái sung nhất. Thời điểm tháng 4 và tháng 5, thương lái đổ xô mua, xe tải, xe máy chạy ầm ầm vào rẫy, vào vườn cắt mít. Nông dân chỉ việc ngồi uống nước trà, xem thương lái chọn mít, cân lên và tính tiền. Mỗi vụ trúng mùa, trúng giá, mít đạt tới 10.000–12.000 đồng/kg, nông dân thu cả trăm triệu/ha. Nhiều hộ tại xã Phú Ngọc coi đây là nguồn kinh tế chính, nên tập trung đầu tư với diện tích và nguồn vốn rất lớn.
Nhưng ngờ đâu, khoảng 2 tháng nay, mít bỗng dưng xuống giá tới mức thảm hại. Ông Trần Trọng Sự (ấp 1, xã Phú Ngọc, huyện Định Quán) cho biết: “Vừa rồi thương lái vào mua mít, tôi phụ anh ta cắt đúng 2 tấn, thương lái nói 500 đồng/kg làm tôi bật ngửa vì ngạc nhiên”.
Ngay khi nghe tin như “sét đánh” đó, ông khựng lại, không tin nổi vào tai mình, phải hỏi lại nhiều lần mới tá hỏa. “Chưa năm nào giá mít xuống tới mức thê thảm như thế này, gọi là thảm hại mới đúng.
Các thương lái nói, do gần đây có tin đồn mít được chích một loại thuốc cho mau chín, khiến người tiêu dùng tẩy chay không ăn nữa, các vựa mít thừa mứa hàng trăm tấn hàng không bán được. Do đó, thương lái chỉ có thể mua của nông dân với giá 500–1.000 đồng/kg, chứ không dám mua cao hơn, vì bán lại cho vựa sẽ lỗ chắc!”.
Mít đã cắt rồi không thể bỏ đi, không thể lưu kho, ông Sự đành ngậm ngùi nhìn 2 tấn mít thơm lừng, chín mọng của mình chất lên xe đầy nuối tiếc. Cầm trong tay 1 triệu đồng, ông không kìm nổi sự tức giận khi không biết tin đồn từ đâu mà khiến cả gia đình ông bao nhiêu năm bán mít nay chịu cảnh điêu đứng như vậy.
Mọi năm, với 2 tấn mít, ông thu về cũng cỡ hơn 20 triệu đồng để có tiền đầu tư cho vụ sau.
Không chỉ riêng ông, các hộ nông dân trồng mít tại xã Phú Ngọc đều chịu chung số phận. Ông Mai Văn Chí (ấp 1, xã Phú Ngọc, huyện Định Quán) than phiền: “Chúng tôi làm ăn chân chính, trồng mít chín vàng, thơm nực mùi mới bán, chứ đâu có bán mít non hay để cho thương lái cắt bừa bãi được đâu. Thế mà không hiểu tin đồn mít non bị bơm thuốc từ đâu ra, khiến nông dân chúng tôi khổ như thế này!”.
Vừa rồi, ông Chí cũng “chết đứng” khi nghe cô con gái báo giá tiền vừa bán cả tạ mít thơm phức trên cây chỉ có… 50.000 đồng. Tức tốc điện thoại lại vì sợ thương lái đưa nhầm, ông mới biết là giá mít chỉ có 500 đồng/kg, có nơi họ còn mua… 300 đồng/kg. Cầm tờ 50.000 đồng trên tay, ông Chí phát khóc vì cả tạ mít của ông chỉ đủ cho hai ông bạn già uống ly cà phê vỉa hè và nhâm nhi vài cái bánh là hết.
Cần xác minh sớm tin đồn
Theo ông Chí, năm vừa rồi, ông đầu tư đúng theo phương pháp đã được tập huấn từ Trạm Khuyến nông huyện và các đơn vị chuyên ngành khác, nên chi phí đầu tư cho tưới tiêu, phân bón, dọn cỏ, ngót ngét cũng 30 triệu đồng. Cả vụ vừa rồi, gần 300 cây mít của ông, không cây nào không có trái, mỗi trái sơ sơ cũng 7–8 kg, có trái lên tới 10 kg.
Tiếc rằng, giá cả quá thấp, toàn vụ ông chỉ thu về không quá 7 triệu đồng. Lỗ nhiều quá, ông thành ra nhát tay, không dám cho mít ra vào tháng 8, tháng 9 nữa, mà phải cắt bỏ để tiết kiệm chi phí phân bón, chờ giá cả vụ sau.
Chính những thương lái, người trực tiếp đến thu mua mít của nông dân cũng cảm thấy không hài lòng vì bản thân bị mất uy tín. Anh Bảo, một thương lái mít thường xuyên tại xã Phú Ngọc và một số xã lân cận, chia sẻ: “Bản thân chúng tôi khi vào vườn cắt trái cũng phải lựa quả nào chín mới cắt, quả non để lại, vì bỏ vào vựa họ cũng trả về. Nhiều người thiếu kinh nghiệm cắt phải quả hơi non thì lập tức vứt bỏ chứ không dại gì mang đi để tốn công “cõng” ngược lại”.
Theo kinh nghiệm của các thương lái mít nhiều năm, để biết trái mít nào chín, họ chỉ cần đánh giá qua lượng mủ tại cuống mít, hoặc nhìn vào lớp da mít ngả vàng, hơi có mùi thơm là có thể cắt được. Mít loại này để sau một ngày là thơm lừng, bán thời điểm đó mới có giá cao.
Còn mít non đương nhiên họ không cắt vì vựa không lấy, bán cho người tiêu dùng họ ngửi không thấy thơm cũng chẳng mua. Còn việc dùng thuốc mới chỉ là tin đồn, chưa được kiểm chứng.
“Lâu nay giá mít đang cao, một trái bán ra cả nông dân và thương lái đều có lãi, vậy cần gì phải tốn thêm tiền mua thuốc chi cho khổ” - anh Bảo quả quyết. Ông Dương Hữu Nhạc, Chủ tịch Hội nông dân xã Phú Ngọc, huyện Định Quán, cho biết: “Bản thân ông chưa nhận được phản ánh về tình trạng mít chích thuốc cho mau chín bao giờ, vì xưa nay Phú Ngọc chưa bao giờ có hiện tượng này.
Còn đối với giá mít xuống thấp, có lẽ một phần ảnh hưởng của mùa vụ. Vì khi mùa mưa, mít ít ngọt hơn, nên giá cũng xuống, nhưng tới mức 500 đồng/kg thì quá thấp, không thể tưởng tượng nổi!”.
Bà Nguyễn Thị Dòn, Trưởng trạm Khuyến nông huyện Định Quán khẳng định: “Hiện tại chúng tôi vẫn chưa nhận được thông tin này từ nông dân, cũng không được nghe phản hồi lại vụ việc này. Chắc chắn chúng tôi sẽ kiểm tra vấn đề này sớm để bảo vệ người trồng mít và danh tiếng cho huyện”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
- Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
- “Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
- Ninh Thuận: Phê duyệt Đề án tổ chức thí điểm tuyến phố đi bộ
- Ninh Thuận: Cộng đồng người Chăm tưng bừng đón Tết Ramưwan
- WWF tiếp tục truyền thông, khuyến cáo “giảm nhựa” dành cho người tiêu dùng
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
(Tin Môi Trường) - Nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của nhựa đối với sức khỏe và môi trường, Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Trước thực tế đáng báo động về ô nhiễm nhựa, dự án hướng đến mục tiêu khuyến khích cộng đồng thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần, góp phần xây dựng một môi trường sống bền vững.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.