»

Thứ sáu, 22/11/2024, 20:54:42 PM (GMT+7)

Cơ chế quản lý đang bóp chặt sự phát triển nguồn nhân lực điều tra tài nguyên môi trường biển

(12:43:32 PM 09/07/2019)
(Tin Môi Trường) - Điều tra cơ bản TN,MT biển là nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia có biển, góp phần cung cấp dữ liệu tạo cơ sở khoa học quan trọng để định hướng phát triển kinh tế biển bền vững gắn với khẳng định chủ quyền quốc gia.

Từ 1991 đến nay, kết quả điều tra cơ bản về các điều kiện tự nhiên, TNMT biển Việt Nam do Trung tâm Quy hoạch và Điều tra TN-MT biển khu vực phía Bắc (thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam) thực hiện đã góp phần giúp các nhà khoa học, quản lý hiểu rõ thêm về tiềm năng của biển, góp phần  xác lập những luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng chiến lược, định hướng cho việc xác lập kế hoạch phát triển bền vững kinh tế biển đến năm 2030 tầm nhìn đến 2045. Tuy nhiên, thực tế cho thấy công tác điều tra cơ bản về biển còn gặp nhiều bất cập, chưa đáp ứng được mong muốn và tiềm ẩn những nguy cơ không đạt được mục tiêu đề ra về tăng diện tích các vùng biển được điều tra cơ bản ở các tỷ lệ trung bình và lớn. Nguyên nhân chính là do khó khăn về kinh phí và nhân lực, bất cập trong cơ chế quản lý, thiệt thòi lại thuộc về người lao động.

 
Cơ[-]chế[-]quản[-]lý[-]đang[-]bóp[-]chặt[-]sự[-]phát[-]triển[-]nguồn[-]nhân[-]lực[-]điều[-]tra[-]tài[-]nguyên[-]môi[-]trường[-]biển[-]
 
Thực hiện theo định hướng
 
Tại Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) đã thông qua Nghị quyết Số 36/NQ-TW về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Một trong số những mục tiêu cụ thể đến 2030 được đưa ra là phải đánh giá được tiềm năng, giá trị các tài nguyên biển quan trọng. Tối thiểu 50% diện tích vùng biển Việt Nam được điều tra cơ bản TN,MT biển ở tỉ lệ 1: 500.000 và điều tra tỉ lệ lớn ở một số vùng trọng điểm. Thiết lập bộ cơ sở dữ liệu số hóa về biển, đảo, bảo đảm tính tích hợp, chia sẻ và cập nhật... cung cấp các số liệu quan trọng về hiện trạng, dự báo tiềm năng TN,MT biển, phục vụ công tác lập quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên, khoáng sản biển, góp phần phát triển kinh tế biển bền vững. 
 
Với Ngành TN&MT thì cơ quan được giao quan lý nhiệm vụ này là Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam. Thời gian qua, các phát hiện quan trọng về tiềm năng biển như khoáng sản VLXD, sa khoáng đáy biển (Au, Ti-Zr, Sn), Đất hiếm, kết hạch Mn, vỏ quặng Fe-Mn-Co đã làm rõ thêm triển vọng tiềm năng tài nguyên biển Việt Nam, nhất là việc phát hiện thêm các khu vực có biểu hiện khí hydrate – một tài nguyên tương lai thay thế cho dầu khí, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng. Các dữ liệu về địa chất công trình quanh các đảo, bãi ngầm và một số khu vực ven bờ là cơ sở để thiết kế, bố trí, xây dựng hạ tầng cơ sở kinh tế, cải tạo duy tu các công trình biển. Các dữ liệu về hiện trạng, quy luật xói lở, bồi tụ cửa sông, ven biển có giá trị phục vụ phòng, chống thiên tai, thích ứng BĐKH, khai thác TN,MT biển, phát triển KT-XH và QP-AN. Nhiều kết quả của công tác điều tra cơ bản TN,MT biển được sử dụng trong việc xây dựng quy hoạch sử dụng biển, QLTH vùng bờ, cơ sở dữ liệu TN,MT biển.
 
Thực tế ở một đơn vị điều tra cơ bản tài nguyên môi trường biển
 
Hiện nay ở Việt Nam, không có nhiều đơn vị thực hiện điều tra nghiên cứu biển. Chúng tôi đã tìm hiểu thực tế tại đơn vị có bề dày kinh nghiệm thực hiện các dự án điều tra cơ bản TNMT biển là Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên - môi trường biển khu vực phía Bắc (gọi tắt là Trung tâm QHĐTBB) thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
 

Cơ[-]chế[-]quản[-]lý[-]đang[-]bóp[-]chặt[-]sự[-]phát[-]triển[-]nguồn[-]nhân[-]lực[-]điều[-]tra[-]tài[-]nguyên[-]môi[-]trường[-]biển[-]

Giám đốc Trịnh Nguyên Tính (thứ 2 từ trái vào) kiểm tra thực tế, đôn đốc công việc tại hiện trường
 
Ông Trịnh Nguyên Tính, Giám đốc Trung tâm QHĐTBB cho biết: Theo kế hoạch triển khai các dự án điều tra biển, dự kiến đến năm 2025 vùng biển Việt Nam đến độ sâu 2.500 m nước với diện tích khoảng 520.000 km2 sẽ có số liệu điều tra cơ bản TNMT biển ở tỷ lệ 1/500.000. Một số vùng biển, đảo trọng điểm kinh tế, an ninh quốc phòng đã được điều tra ở tỷ lệ 1:50.000 và 1:10.000. Kết quả điều tra cơ bản điều kiện tự nhiên, TNMT biển đã góp phần vào cơ sở dữ liệu biển Quốc gia của Tổng cục B&HĐ Việt Nam phục vụ phát triển kinh tế biển, hải đảo và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên Biển Đông.
 
Kết quả điều tra vùng biển sâu Việt Nam gần đây của đơn vị đã phát hiện những vị trí có khoáng sản đa kim (kết hạch và vỏ Fe-Mn-Co), những dấu hiệu chỉ thị về khí hydrate. Đến hết 2019, Trung tâm sẽ có số liệu điều tra cơ bản TNMT ~ 30%  diện tích các vùng biển Việt Nam ở  tỷ lệ 1:500.000. Vùng biển sâu, xa bờ đến độ sâu 2.500 m nước đang được tích cực triển khai điều tra theo kinh phí Nhà nước giao.
 
Năm 2019, Trung tâm được đặt hàng thực hiện 2 dự án điều tra cơ bản là “Điều tra đặc điểm địa chất, cấu trúc- địa động lực, hiện trạng môi trường và dự báo tai biến vùng biển Bình Thuận- Cà Mau đến độ sâu 300m nước, tỷ lệ 1: 500.000” và “Điều tra cơ bản về tiềm năng khí hydrat ở các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam”. Theo lời mời của Trung tâm QHĐTBB tham gia kiểm tra công tác khảo sát thực tế, chúng tôi có mặt tại vùng biển Vũng Tàu (đầu tháng 5/2019) khi Trung tâm vừa kết thúc công tác điều tra thực địa năm 2019 vùng biển Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu đến độ sâu 300m nước. Khác với những chuyến điều tra ở nhiều năm trước, con tàu khảo sát cập cảng lần này mang theo những gương mặt trẻ rạm nắng nhưng tràn đầy hân hoan, vui mừng về kết quả công việc đạt được.
 
Đội trưởng Đội khảo sát Nguyễn Quốc Huy chia sẻ về kết quả chuyến khảo sát: Đã nhiều năm rồi mới có được mùa khảo sát thành công như vậy. Lý do, năm 2019 việc phê duyệt kế hoạch các dự án  được Bộ TN&MT phân quyền cho Tổng cục, do vậy kế hoạch được phê duyệt sớm, Trung tâm đã quyết liệt hoàn thành các thủ tục để tổ chức thi công từ giữa tháng 4/2019. Do nắm được quy luật thời tiết đầu năm thuận lợi nên Trung tâm đã chủ động đề xuất điều chỉnh phương án thi công  hợp lý, tạo động lực cho người lao động. Đội khảo sát đã hoàn thành với khối lượng hơn 2.700 km tuyến địa vật lý trong vòng 24 ngày đêm, vượt mức kế hoạch đề ra và về cảng an toàn ngay trước khi biển động. Nếu chỉ triển khai muộn vài ngày thì để hoàn thành khối lượng kế hoạch sẽ phải mất thêm nhiều thời gian do chờ đợi tránh thời tiết xấu.
 
Về mặt chất lượng, qua xử lý nhanh sơ bộ trên tàu cho thấy các số liệu địa vật lý rất tốt: Tài liệu địa chấn rõ ràng, có thể phân biệt trên băng địa chấn các ranh giới và các đặc điểm trường sóng, các biểu hiện trên băng ghi như đá gốc nhô cao trên đáy biển, đá gốc nằm trong trầm tích đáy biển, các biểu hiện sóng cát đáy biển, biểu hiện thoát khí đáy biển…Số liệu từ biển thu được chính xác, phản ánh được đặc điểm trường từ khu vực nghiên cứu, bắt gặp được các dị thường ở những khu vực đo. Số liệu sonar đạt độ phân giải tốt, phản ảnh được đặc điểm địa hình và trầm tích bề mặt khu vực nghiên cứu.
 
Đặc biệt, chuyến khảo sát này Trung tâm QHĐTBB đã chủ động đề xuất Tổng cục  báo cáo Bộ cho sử dụng thiết bị sonar biển sâu 2000TVD mới được tiếp nhận sau đầu tư mua sắm để khai thác triệt để thiết bị sau đầu tư mua sắm cũng như nâng cao chất lượng tài liệu số với sử dụng các thiết bị đã mua từ 2009. Kết quả cho thấy tài liệu thu được có độ phân dải cao, dải quét rộng gấp 3 lần thiết bị trước đây, băng ghi rõ nét phản ảnh được đặc điểm trầm tích khu vực nghiên cứu, tài liệu ghi được đồng thời cả 02 tần số (cao/thấp) trong cùng 1 file nhằm giúp cho công tác minh giải rõ ràng và chi tiết hơn. 
 
Nhiều bất cập trong cơ chế chính sách 
 
Ông Đỗ Tử Chung, Phó Giám đốc Trung tâm QHĐTBB cho biết: Với kết quả thành công ngoài dự kiến như trên, điều này cho thấy việc phân cấp trong quản lý nhằm rút ngắn các TTHC phức tạp là rất cần thiết. Bởi ra biển khảo sát không giống như trên đất liền, nhiệm vụ có hoàn thành tốt hay không còn phải phụ thuộc khách quan từ biển và thời tiết. Đặc biệt trong bối cảnh thực tế hiện nay, Nghị quyết 36 của Trung ương xác định: Việt Nam phải “tiến ra biển, làm giầu từ biển và làm chủ được biển” không thể chỉ điều tra bằng khẩu hiệu, trên giấy và tận dụng bằng nhiệt huyết, mà rất cần sự đầu tư đồng bộ về vật chất và chế độ đãi ngộ với người trực tiếp làm công tác điều tra TN&MT biển. 
 
Điều tra tài nguyên biển là một nghề mang tính “rất đặc thù” không phải cấp quản lý nào có liên quan cũng thấu hiểu được. Rất nhiều vấn đề bất cập gây khó nhiều năm chưa được quan tâm giải quyết cho những người trực tiếp quản lý nguồn nhân lực điều tra TN&MT biển thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, cụ thể: Nghị định số 141/2016/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác thay thế cho Nghị định số 43/2006/NĐ-CP như một bước lùi trong xây dựng củng cố đội ngũ điều tra TNMT biển. Nếu như trước đây, Nghị định 43/2006/NĐ-CP, chênh lệch tiền lương (do tăng năng suất, tăng kíp) sẽ được phân phối bổ sung cho CBVCNLĐ thì hiện nay theo Nghị định số141/2016/NĐ-CP, việc chi trả tiền lương đơn vị chỉ được chi trả tiền lương theo lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định.
 
Đối với các dự án được Bộ đặt hàng, có định mức, đơn giá thì phần chênh lệch thu lớn hơn chi thường xuyên (sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí) phải nộp thuế (20% thuế thu nhập doanh nghiệp) và các khoản nộp NSNN khác (nếu có), trích lập tối thiểu 25% quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp mới được trích bổ sung thu nhập cho người lao động. Nếu không có chênh lệch thu chi thì sẽ không thể chi trả thu nhập tăng thêm do tăng năng suất cho người lao động (người lao động chỉ được chi trả một lần tiền lương theo lương ngạch, bậc, chức vụ). Do đó, không bảo đảm đời sống cho người lao động đặc biệt là đời sống của các cán bộ kỹ thuật trẻ trực tiếp khảo sát trên biển trở lên bấp bênh. Điều đó đã, đang và sẽ làm mất đi động lực làm việc, hiệu suất lao động giảm (thay vì phấn đấu tăng thời gian khảo sát trên biển thì chỉ còn làm việc 6 giờ/ca trên biển), chi phí sản xuất tăng lên nhiều do tăng chi phí thuê tàu, tăng chi phí bồi dưỡng đi biển,...
 
Thu nhập thấp đã dẫn đến không thu hút được nguồn nhân lực có trình độ, kinh nghiệm. Hệ lụy tất yếu đã xảy ra, lực lượng cán bộ kỹ thuật biển rời đi tìm nơi làm việc khác có thu nhập bảo đảm cuộc sống hoặc chỉ thực hiện công việc theo định mức, giảm năng suất so với hiện nay dẫn đến tăng các chi phí khác của dự án do thời gian thực hiện nhiệm vụ tăng lên. Kỹ sư Mai Long Vũ – Đội quan trắc mực nước biển chia sẻ: Với mức lương cơ bản 3,5 triệu, nếu đi điều tra ngoài biển, sau khi cộng trừ tất cả các khoản phụ cấp, chi phí phát sinh ngoài thực địa, Vũ còn lại khoảng 5 triệu đồng. Số tiền này Vũ phải trang trải cho việc thuê nhà ở Hà Nội và nuôi con nhỏ- quả là một áp lực lớn.
 
Đặc thù làm công tác điều tra TNMT biển được đánh giá là công việc nặng nhọc vất vả, thường xuyên xa nhà nhưng mức lương hiện nay lại chưa tương xứng nên nhiều kỹ sư đã nghỉ việc, bỏ việc. Được biết, trong khoảng 12 tháng gần đây, có khoảng 30 điều tra viên thuộc Trung tâm xin nghỉ việc do thu nhập bị giảm mạnh số với những năm trước, hậu quả của  những bất cập quy định tại Nghị định số 141/2016/NĐ-CP. Những bất cập trong chế độ chính sách đãi ngộ, thu hút người đi biển vẫn còn đó chưa được điều chỉnh dẫn đến sự thiệt thòi cho các điều tra viên, họ cảm thấy không có tương lai khi theo nghề bám biển, làm suy giảm nhiệt huyết, tâm huyết với nghề dù rất yêu biển. Những điều tra viên khi bỏ việc lại làm những công việc không liên quan đến nghề nghiệp đã được đào tạo: Môi giới nhà đất, sửa điện dân dụng, xây dựng, chạy xe grab,… để kiếm sống, trong khi đó để tìm được một điều tra viên có năng lực chuyên môn, có sức khỏe phù hợp cho tham gia khảo sát biển lại không hề dễ dàng, một sự lãng phí vô cùng đối với xã hội. Hiện tượng bỏ việc, thôi việc trong nghề điều tra biển nói riêng và điều tra TNMT trong gần đây rất cần đến sự quan tâm kịp thời của các Bộ, ngành, Chính phủ. Nếu không kịp thời thì nguy cơ tiềm ẩn các dự án điều tra cơ bản sẽ không thể thực hiện được hoặc chậm tiến độ do thiếu nhân lực.
 
Ngoài ra, hiện vẫn chưa có cơ chế cho đơn vị sự nghiệp tính khấu hao tài sản trong đơn giá sản phẩm dịch vụ công. Để triển khai các dự án điều tra cơ bản về biển,  Trung tâm QHĐTBB được giao quản lý một số lượng lớn máy móc thiết bị có giá trị cao. Các thiết bị được khai thác vận hành trong môi trường trên biển rất khắc nghiệt, mặc dù được bảo dưỡng, bảo quản, sử dụng theo đúng các quy trình nhưng các máy móc thiết bị (đặc biệt là các thiết bị điện tử công nghệ cao) này vẫn rất dễ gặp sự cố, hoạt động không ổn định do đặc thù của Việt Nam không khí có độ ẩm cao, và hàng năm đều phải sửa chữa. Nhiều thiết bị phải gửi sang hãng sản xuất tại nước ngoài hoặc chờ đợi chuyên gia chính hãng sang thay thế sửa chữa. Trong khi đó, đơn giá sản phẩm được thanh toán hoàn toàn không có chi phí để sửa chữa thiết bị, kinh phí sửa chữa được cấp hằng năm quá ít, không đủ để trang trải chi phí sửa chữa. Bên cạnh đó, việc phải trình phê duyệt dự toán chi tiết nội dung sửa chữa từ cuối năm trước là không phù hợp với thực tiễn, vì các hỏng hóc thường xuất hiện trong quá trình sử dụng thiết bị để thực hiện nhiệm vụ khảo sát và cần khắc phục ngay để hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn. Một trong số những thiết bị trục trặc gây ảnh hưởng lớn đến tiến độ hoàn thành của dự án là thiết bị địa chấn phục vụ điều tra GH. Mặc dù thiết bị hiện đại nhưng khi đưa vào triển khai thực tế lại sự cố liên tục do đơn vị mua sắm thiết bị lại là một tổ chức khác, không nắm được chuyên môn và bối cảnh thực tế ngoài biển. Mỗi lần như vậy, Trung tâm phải trình, xin qua nhiều cấp, mỗi công đoạn chậm một thời gian, thậm chí có những ý kiến không thể hiện rõ quan điểm chuyên môn dẫn đến lỡ việc, điều tra trên biển chậm một ngày sẽ kéo theo chậm cả năm, nhiệm vụ không được hoàn thành. 
 
Những đề xuất
 
Điều tra cơ bản TNMT biển là một nghề rất đặc thù, là một cơ quan quản lý về biển nhưng Tổng cục B&HĐVN hiện chưa có tàu nghiên cứu, khảo sát chuyên dụng đáp ứng được yêu cầu điều tra cơ bản TNMT biển ở các vùng biển Việt Nam. Do vậy, mỗi khi ra biển phải thuê tàu và phải đấu thầu thuê tàu. Điều này thể hiện rõ sự bị động, không chuyên nghiệp và hiện đại, đầu tư cho biển chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra.
 
Sự việc mua sắm thiết bị phục vụ cho dự án GH là một minh chứng trong việc đầu tư nhưng không hiểu tính đặc thù của nghề từ chính các cấp quản lý. Việc  đầu tư mua sắm thiết bị chuyên dùng nên để cho đơn vị trực tiếp thực hiện mua sắm và mua trực tiếp từ nhà sản xuất thay vì phải mua thông qua các công ty thương mại theo quy định hiện nay. Hơn ai hết họ nắm vững, chịu trách nhiệm nên trong quá trình xây dựng hồ sơ, thương thảo hợp đồng, kiểm tra giám sát nghiệm thu mới thuận lợi.
 
Trong thời gian tới, cần tiếp tục tăng cường đầu tư thiết bị cho điều tra biển, các thiết bị khi đi khảo sát phải có dự phòng, phải có thay thế luân phiên mới đáp ứng cho điều kiện tổ chức thi công liên tục 24/24 giờ trong cả chuyến khảo sát hàng chục ngày. Bên cạnh đó, phải giải quyết được điều chỉnh chế độ chính sách cho điều tra viên TNMT nói chung và người lao động điều tra biển. Đề nghị Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cùng Bộ TN&MT cần sớm xem xét lại những đề xuất bị bỏ lửng từ nhiều năm nay trong mua sắm thiết bị điều tra và kiến nghị Chính phủ sửa đổi/thay thế Nghị định số 141/2016/NĐ-CP (rất nhiều bất cập mang tính tận thu) không phù hợp với thực tế để kịp thời giữ chân được nguồn nhân lực, làm tốt nhiệm vụ điều tra biển.
 
Với tiềm lực trang thiết bị hiện đại, đội ngũ cán bộ kỹ thuật trẻ, có trình độ, sức khỏe, tận tâm và nhiệt huyết với công việc nhưng nếu khó khăn như hiện nay tiếp tục kéo dài, không biết sẽ bao kỹ sư sẽ còn trụ lại được với nghề?- Đây đang là những trăn trở và quan ngại của Lãnh đạo Trung tâm QHĐTBB. Trung tâm rất cần tiếp tục được sự quan tâm từ Bộ TN&MT và các cơ quan có thẩm quyền có cơ chế chính sách thỏa đáng để giữ chân được đội ngũ nhân lực có chuyên môn cao tâm huyết với nghề, góp trí lực cùng các nhà quản lý, các nhà hoạch định chiến lược cũng như các nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể và chính xác hơn đối với nguồn tài nguyên năng lượng mới, đồng thời tạo cơ sở hoạch định chính sách điều tra, quản lý, khai thác, sử dụng nguồn lợi tài nguyên năng lượng mới từ biển của Việt Nam một cách hợp lý và có hiệu quả. 
DIỆP ANH
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cơ chế quản lý đang bóp chặt sự phát triển nguồn nhân lực điều tra tài nguyên môi trường biển

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.

Tin Môi Trường
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

VACNE 30 năm
 Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ

Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ

(Tin Môi Trường) - Nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của nhựa đối với sức khỏe và môi trường, Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Trước thực tế đáng báo động về ô nhiễm nhựa, dự án hướng đến mục tiêu khuyến khích cộng đồng thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần, góp phần xây dựng một môi trường sống bền vững.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI