Câu chuyện rác và hoa ngày Tết
(08:53:13 AM 27/02/2015)Những chậu hoa - rác sau Tết.
23 tháng Chạp, ngày đưa ông táo, anh Tròn và vợ, hai vợ chồng “rác dân lập” của xóm Nguyễn Hữu Dật, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú thở dài: “Mùa cực bắt đầu rồi”.
Hôm trước, chị Tròn đi thu tiền rác, xin thêm tiền lì xì tết là thành như hai tháng. Cũng có nhà cho, nhà không. Riêng các nhà đóng cửa quanh năm, ai đó mang rác thải - loại rác cứng khó tiêu hủy đến bỏ, thì vợ chồng anh Tròn coi như chào thua. Vì dọn thì biết thu tiền ai đây, mà không dọn thì thế nào cũng bị quở…
Rác - hoa tươi trên phố.
Trong xóm bắt đầu dọn nhà, rác cứng bắt đầu tuôn ra như nệm cũ, gối, quần áo, giày dép cũ. Rồi có nhà thay chậu đất trồng hoa, bỏ ra mớ chậu bể, tủ bàn ghế bằng ván ép… Thấy mấy thứ rác này, anh Tròn thở dài nhiều hơn: “Nặng, cứng, mau đầy xe. Có khi phải đi hai bận, hao thêm tiền xăng xe”.
(…)Sáng sớm ngày ba mươi, xe rác của anh Tròn và vợ đến sớm. Chị vợ đi kêu từng nhà, báo “có gì mang hết rác ra”. Nhưng nói thì vậy, đến 11g30, vợ chồng anh Tròn phải quay xe lại, đổ thêm chuyến chót, nhắc lại thông báo: “Mồng ba đổ sớm. Nhớ mang rác ra”.
Rồi sáng sớm mồng ba, vợ chồng anh Tròn lại chạy xe đến sớm, hốt cho hết những bao rác của hai ngày dồn ứ. Anh bảo: “Lúc này là hoa cắm bình với dưa, trái cây chưng. Một hai bữa tới tiếp tục là hoa chậu. Phải đến mồng năm, mồng sáu mới bớt. Bữa nào cũng phải đi hai chuyến”.
Công nhân quét rác trên đường hoa Hàm Nghi.
Đêm ba mươi, gần giao thừa, trên các con đường, nhiều công nhân vẫn còn miệt mài đẩy xe và dọn rác.
Chỉ có sáng mồng một, trên một vài tuyến đường là có các xe rác dựa lưng vào tường, báo hiệu một ngày nghỉ ngơi. Còn ở các khu vui chơi, đường hoa… những người dọn rác vẫn miệt mài dọn và quét.
Khi những bức ảnh chụp ở công viên 23 tháng 9 với nước mắt của người trồng hoa được truyền tải lên mạng, có người đã chỉ trích, lên án những công nhân vệ sinh đã vô cảm, thẳng tay ném hoa của những người trồng hoa nghèo vào xe ép rác. Riêng tôi lại có vài suy nghĩ khác.
Những công nhân vệ sinh ấy cũng áy náy lắm chứ. Họ biết như thế là không tốt. Nhưng họ phải làm tròn bổn phận của họ. Những người bán hoa kia thuê mặt bằng, đến giờ quy định đó thì phải trả.
Còn những công nhân phải tiếp nhận để dọn dẹp sạch sẽ. Họ phải làm rốt ráo để trả lại không gian sạch đẹp cho công viên. Nên những gì người bán hoa không thể dọn, hay không dọn kịp thì họ buộc phải dọn lên xe rác.
Cả người bán hoa, người dọn rác đều còn quá ít thời gian để làm những công việc của họ.
Không hẹn, vài năm gần đây, những người mua hoa chậu để chưng trước nhà, trong sân, vườn nhà… đều chọn mua vào tối muộn ba mươi Tết. Cũng có thể vì hoa lúc đó sẽ rẻ hơn, và vì khi đó nhà cửa mới dọn dẹp xong, mới rảnh rang đi mua hoa chậu về bày biện. Cũng có khi để thay những chậu hoa mua sớm, lu bu quên tưới nên chưa giao thừa đã kém tươi, gục đầu.
Một số rác hoa, do người bán hoa ế bỏ lại sáng mồng hai Tết trên đường Lê Văn Sỹ.
Nếu như nói rằng “thị trường hoa chậu sôi động vào giờ chót gần giao thừa, tạo điều kiện cho người bán hoa bán tới tận cùng” thì ai sẽ là người tổng vệ sinh hè phố, chợ, công viên, bãi đất nơi bán hoa giờ chót?
Cũng phải nghĩ đến công nhân vệ sinh. Họ đã gồng một số lượng rác quá lớn ngay từ khi có “dấu hiệu” Tết. Cho nên, thương người trồng hoa thì cũng nên thương cho những người làm vệ sinh. Vì sau mua bán là… dọn dẹp rác thải.
Lời kêu gọi xin bỏ rác vào thùng.
Công nhân vệ sinh dọn rác lúc 7g sáng ngày 29 tháng Chạp tại công viên Lê Văn Tám.
Có thể, hãy giúp người trồng hoa, bán hoa bằng cách cho họ một mặt bằng mới sau khi rời công viên hay khu mua bán. Nhưng cũng phải tính tới việc giúp những công nhân vệ sinh có thể dọn dẹp và nghỉ ngơi.
Việc ấy có thể bắt đầu từ chính chúng ta, từng người đều có ý thức thu dọn rác và phân loại, bỏ đúng chỗ đúng nơi cho người đi đổ rác bớt cực nhọc. Rồi chuyện dọn dẹp nhà cửa đón Tết nữa, hãy cố dọn sớm, đừng để dồn mọi thứ rác thải vào giờ chót.
Những thùng rác đầy ứ lúc sáng sớm ngày 29 tháng Chạp tại công viên Lê Văn Tám.
Xe ép rác buổi sáng tại công viên Lê Văn Tám.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
- Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
- “Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
- Ninh Thuận: Phê duyệt Đề án tổ chức thí điểm tuyến phố đi bộ
- Ninh Thuận: Cộng đồng người Chăm tưng bừng đón Tết Ramưwan
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.