Cáp treo băng qua sông tự chế ở Đông Anh đắp chiếu, dân... than khổ
(17:12:41 PM 22/08/2014)Mới đây một số tờ báo đưa tin về việc tại thôn Mai Châu, xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, Hà Nội, người dân sử dụng một hệ thống cáp treo bắc qua sông Hồng ra bãi khu bồi.
Ông Vương Ngọc Chi - Phó chủ tịch UBND xã Đại Mạch cho biết, sau khi nắm được thông tin, UBND xã Đại Mạch đã cử cán bộ xuống làm việc và yêu cầu người dân dừng vận chuyện bằng hệ thống cáp treo này, đồng thời tháo dỡ khoang đèo hàng.
Vị Phó chủ tịch xã Đại Mạch tiết lộ, những chiếc cáp treo này chưa được kiểm định về độ an toàn, có thể gây nguy hiểm cho các phương tiện lưu thông đường thủy qua đoạn lạch nên tạm thời chính quyền địa phương đã yêu cầu người dân dừng sử dụng hệ thống cáp treo.
Một chiếc máy tời cáp treo của người dân thôn Mai Châu hiện đang đắp chiếu
Theo tìm hiểu của PV Dân Việt, ở thôn Mai Châu có 2 chiếc cáp treo được người dân tự thiết kế sử phục vụ việc sản xuất, thu hoạch sản phẩm nông nghiệp từ bên bãi bồi trên sông Hồng. Những chiếc cáp treo tự chế này có độ dài khoảng 100 mét, kéo từ bờ sông Hồng ra khu vực bãi bồi…
Được biết, diện tích bãi bồi đoạn thuộc thôn Mai Châu có diện tích khoảng 50ha, trong đó có khoảng 20ha được người dân thầu sử dụng cho việc trồng chuối tiêu hồng. Diện tích còn lại sử dụng cho các loại cây ăn quả và hoa màu khác.
Trước khi bị chính quyền yêu cầu dừng hoạt động, cáp treo là phương tiện gần như duy nhất các hộ dân thầu đất sản xuất trên khu vực bãi bồi sử dụng để vận chuyển chuối tiêu hồng và nông sản thu hoạch về bờ.
“Nhà tôi thầu khoảng gần 2 mẫu bên bãi bồi để trồng chuối tiêu hồng. Trước đây, mỗi ngày gia đình tôi vận chuyển khoảng 30-40 buồng chuối mỗi ngày chỉ trong khoảng 20 phút. Nhưng bây giờ, cũng với số lượng như thế chúng tôi chở bằng thuyền phải mất 1 buổi sáng, chưa kể phải cần 2 người bơi thuyền rồi vác chuối xuống thuyền, rồi lại vách lên bờ. Việc khuân vác nhiều cũng khiến chuối bị dập nát bán không được được giá” anh Trần Quang Hòa (thôn Mai Châu) cho hay.
Anh Cao Văn Nghĩa (áo trắng) lo lắng về việc thu hoạch chuối tiêu hồng của gia đình sau khi cáp treo tự chế bị ngưng hoạt động.
Trong khi đó anh, Cao Văn Nghĩa (thôn Mai Châu) thì cho biết, gia đình anh chịu thiệt hại nặng vì hệ thống cáp treo bị dừng hoạt động.
“Tôi có khoảng 10 mẫu chuối tiêu hồng bên bãi. Hàng ngày tôi chuyển từ bãi về bờ hàng trăm buồng chuối để bán, giờ không chuyển được bằng cáp nữa, chuối đang bỏ thối bên đấy. Thuê người chuyển bằng thuyền thì nó bê lên bê xuống dập hết chuối. Có ông thuê 200 để bê chuối, vận chuyển nhưng được lúc kêu mệt quá… chán luôn ”, anh Nghĩa cho hay.
Anh Cao Văn Nghĩa cho biết, trước khi có hệ thống cáo treo để vận chuyển nông sản và vật tư sản xuất nông nghiệp qua từ bờ sông qua bãi bồi và ngược lại, bãi bồi rộng 50ha của thôn Mai Châu bị bỏ hoang nhiều vì người dân gặp khó khăn trong việc vận chuyển vật tư và sản phẩm nông sản.
Tuy nhiên, từ khi có người tư vấn cho anh Nghĩa và người dân Mai Châu sử dụng cáp treo nối bờ sông với khu bãi bồi thì diện tích cây trồng tăng lên nhiều lần.
“Mùa lũ này không có cáp treo còn chuyển được bằng thuyền chứ đến mùa cạn, nước nó rút thì thuyền đâu chuyển cho được. Cách đây mấy năm có ông em ông tư vấn cho sử dụng cái cáp treo này thấy rất hiệu quả. Ngày cao điểm, tôi bán khoảng 300 buồng chuối. Nhưng giờ thì chịu vì chuyển bằng gì. Thuê người bốc vác 200 nghìn, nhưng bốc được lúc người ta kêu mệt, còn chuối thì bầm dập…” anh Nghĩa chia sẻ.
Trao đổi với PV Dân Việt, anh Nghĩa và một số người dân có cây trồng bên bãi bồi hy vọng được cơ quan chức năng sớm có giải pháp giúp họ có thể tiếp tục vận chuyển nông sản một cách thuận lợi, hiệu quả và an toàn nhất.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
- Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
- “Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
- Ninh Thuận: Phê duyệt Đề án tổ chức thí điểm tuyến phố đi bộ
- Ninh Thuận: Cộng đồng người Chăm tưng bừng đón Tết Ramưwan
Bài viết mới:
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.