Cao Bằng: Dự án định cư trên đất khó, dân nghèo từ chối đến ở
(12:01:13 PM 29/08/2013)Dự án định cư trên đất khó, dân nghèo từ chối đến ở
Dự án bố trí dân cư vùng đặc biệt khó khăn xóm Bốc Thượng B được UBND tỉnh Cao Bằng phê duyệt tháng 8/2010, vốn đầu tư gần 2,5 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ 2010 - 2012. Mục tiêu của Dự án là bố trí đất ở cho 20 hộ dân sống tập trung thành 2 nhóm, mỗi nhóm 10 hộ. Điểm bố trí dân cư phải tương đối thuận lợi, là nơi có đủ điều kiện đất đai để sản xuất, có nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất, có đủ không gian để phát triển và các công trình công cộng như nhà trẻ, lớp học, nhà văn hóa..., được bố trí khoa học, thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt hằng ngày. Giao thông trong khu dân cư phải được bố trí thuận tiện cho việc đi lại của nhân dân và được nối với đường giao thông liên vùng.
Thế nhưng, trên thực tế, địa điểm được chọn làm khu tái định cư lại không được như mục tiêu của dự án. Anh Đặng Văn Thắng, 35 tuổi- một người ở gần khu vực dự kiến bố trí dân cư, cho biết: Trước kia, gia đình tôi cũng ở nơi khác di cư đến đây. Nhưng ở đây, đất đai cằn cỗi lắm. Tôi tìm mãi cũng chỉ chọn được một khe đồi nhỏ, khai phá được 1.000 m 2 đất ruộng, không làm được rẫy. Với diện tích nhỏ hẹp ấy, gia đình tôi cố gắng cày cấy nhưng cũng không đủ ăn. Thế mà không hiểu sao, người ta (chính quyền-PV) lại chọn đỉnh đồi ấy để làm nơi tái định cư. Định cư chỗ ấy khô cằn thế thì người dân biết trồng cây gì, nuôi con gì để sinh sống?
Ông Nông ích Hoán, Chủ tịch UBND xã Bạch Đằng cho biết, đã có nhiều người dân từ các xã Đức Xuân, Quang Trung đến đây để tìm hiểu điều kiện sản xuất, sinh hoạt ở khu tái định cư, nhưng khi xem xong, họ đều lắc đầu quay đi không bao giờ thấy trở lại. Xã đã vận động, giải thích cho nhiều hộ dân nghèo, thiếu đất sản xuất về cơ chế chính sách hỗ trợ, nhưng họ đều cho rằng địa hình quá cao, đồi núi dốc, lại xa trung tâm nên không muốn đến ở.
Qua nghiên cứu các văn bản, tìm hiểu tình hình, tiến độ triển khai thực hiện dự án, chúng tôi nhận thấy khâu khảo sát, thiết kế dự án có nhiều điểm bất cập, thiếu tính khả thi. Dự án không có hệ thống điện sinh hoạt; địa hình độ dốc lớn, khu vực bố trí khu dân cư diện tích quá hẹp chỉ bố trí được từ 3 - 5 hộ; nguồn nước thấp hơn khu dân cư, phải sử dụng máy bơm...
Tuyến đường giao thông nông thôn đã hoàn thành đưa vào sử dụng, không hiểu sao lại có khoảng hơn 700m dẫn xuống khe đồi (không phải chỗ bố trí dân cư) nhưng vẫn được nghiệm thu, thanh quyết toán? Trong khi tính khả dụng của dự án còn đang được tranh cãi, tiến độ dự án “rùa bò” thì ngành chức năng đã cho phép đơn vị thi công chặt trắng 20 ha rừng. Điều này làm dư luận đặt câu hỏi phải chăng người ta chọn địa điểm trên để lập dự án chỉ để chặt phá rừng bán gỗ?
Trước thực trạng trên, UBND huyện Hòa An đã tổ chức nhiều cuộc làm việc với các ngành chức năng khảo sát thực địa và rút ra kết luận rằng vùng dự án đồi núi cao, độ dốc lớn, địa hình chia cắt mạnh; độ dày lớp đất màu trên đồi trung bình khoảng 15 cm, do vậy không kiến tạo ruộng bậc thang để sản xuất, canh tác; dự án chưa có điện sinh hoạt... nên khiến người dân không muốn đến ở. Đến đầu tháng 8, nhiều đoàn công tác của tỉnh, huyện, xã đã đến khảo sát thực tế và thống nhất đề xuất UBND tỉnh xem xét dừng hoặc điều chỉnh dự án.
Được biết, việc bố trí sắp xếp, ổn định dân cư cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm tạo điều kiện cho đồng bào nghèo có nơi ở ổn định, có đủ điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, góp phần bảo vệ rừng, môi trường sinh thái và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Thế nhưng câu chuyện ở xã Bạch Đằng lại cho thấy những yếu kém trong khâu khảo sát thiết kế, tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân và tổ chức thực hiện của Ban Quản lý Dự án. Người dân đang đặt câu hỏi: Dự án thiếu tính khả dụng, tiền Nhà nước bị thất thoát, ai sẽ là người chịu trách nhiệm, ai sẽ bồi hoàn tiền cho Nhà nước..?.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
-
Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định
-
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
-
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
-
Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
-
Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
-
Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
-
Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
-
“Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.
.jpg)