Báo Anh viết: Việt Nam lột da chó làm... găng tay
(09:37:37 AM 07/04/2014)Việc người dân ở một số quốc gia Châu Á (trong đó có Việt Nam) ăn thịt chó, giết chó lấy da… lại vừa xuất hiện trên tờ tin tức Dailymail của Anh.
Dailymail cho rằng số chó được mua hoặc bị trộm ở Thái Lan, rồi đem bán ra nước ngoài, chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu của hai quốc gia lân cận là Việt Nam và Trung Quốc.
Ở Việt Nam, thịt chó vốn được coi là một loại đặc sản, ngoài ra, Dailymail còn khẳng định da chó đang ngày càng được sử dụng rộng rãi để sản xuất những món đồ da, cụ thể là găng tay đánh golf. Thị trường sản xuất găng tay đánh golf làm từ da chó được cho là đã tồn tại ở Việt Nam và Trung Quốc.
Những xe chở đầy chó như thế này là hình ảnh rất xa lạ đối với những người phương Tây. Đối với họ, việc nhồi nhét những chú chó vào trong những chiếc lồng chật hẹp đã là một hành động độc ác.
Găng tay bằng da chó được cho là rất mềm và phù hợp để làm găng tay đánh golf.
Ở Thái Lan, việc giết chó lấy thịt hoặc da là một hành vi bất hợp pháp. Cảnh sát nước này hiện đang đau đầu đối phó với nạn bắt trộm và giết hại chó.
Tháng 10/2013, tờ Guardian của Anh đã từng đăng tải một bài viết với nhiều thông tin xoay quanh món thịt chó của người dân Việt Nam.
Mỗi năm có khoảng 5 triệu chú chó được các nhà hàng từ bình dân cho tới cao cấp ở Việt Nam tiêu thụ, chúng được sử dụng làm nguyên liệu cho các món “cầy tơ”.
Nhu cầu về thịt chó ở Việt Nam quá cao khiến nghề cung cấp thịt chó giờ trở thành một ngành nghề phát đạt, sinh lời, không chỉ thu hút một bộ phận người dân trong nước tham gia kinh doanh mà thậm chí còn thu hút cả nguồn cung từ nước ngoài.
Chiếc xe tải chở khoảng 130 chú chó. Điểm dừng chân của chúng sẽ là ở những lò giết mổ.
Đối với văn hóa phương Tây, chó được coi là người bạn thân thiết và trung thành của con người. Trong gia đình, chó được coi như một thành viên, được cả nhà yêu mến, chăm sóc. Vì vậy, trước món thịt chó mà người Việt Nam vốn rất ưa chuộng, phóng viên của tờ Guardian bày tỏ sự sững sờ, sửng sốt.
Phóng viên của Guardian thậm chí còn biết được thông tin các cửa hàng buôn bán thịt chó khan hàng tới mức ở Việt Nam có những người chuyên đi bắt trộm chó. Nếu bị người dân bắt được, anh ta chắc chắn sẽ bị một trận đòn nhừ tử. Nguồn cung cấp trong nước là không đủ, Việt Nam phải tìm tới những nguồn cung cấp từ nước ngoài.
Mỗi năm có khoảng 300.000 chú chó bị ken chặt trong những chiếc lồng sắt vận chuyển từ Thái Lan, đi qua lưu vực sông Mekong, sang Lào và sau đó được đưa vào Việt Nam.
Những quán bán thịt chó ở Hà Nội thường mọc lên cạnh nhau và tạo thành những phố thịt chó, như Cầu Giấy, Tam Trinh… Ở những phố này, có hàng tá quán bán thịt chó mọc lên san sát.
Người Việt Nam thích nuôi chó và rất nhiều người có chó cưng ở nhà nhưng họ vẫn ra quán để ăn thịt chó. Mọi việc sẽ nhẹ nhàng hơn khi nghĩ rằng mình đang ăn thịt một con chó xa lạ nào đó. Nhìn chung, thịt chó là món đặc sản truyền thống của Việt Nam, không dễ gì mà xóa bỏ được.
Cuối cùng, để lý giải cho sở thích ẩm thực đặc biệt của người Việt Nam, tờ Guardian cho rằng sở thích này cũng giống như người Tây Ban Nha thích đấu bò tót hay người Canada thường giết hải cẩu con để lấy lông…
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
- Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
- “Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
- Ninh Thuận: Phê duyệt Đề án tổ chức thí điểm tuyến phố đi bộ
- Ninh Thuận: Cộng đồng người Chăm tưng bừng đón Tết Ramưwan
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.