Phóng viên trèo lên cổ nạn nhân để đưa tin lũ
(15:48:12 PM 26/06/2013)Phóng viên Narayan Pargaien đưa tin khi đang ngồi trên vai một nạn nhân sống sót trong lũ lụt. Ảnh chụp màn hình:Youtube
Theo AFP, Narayan Pargaien, phóng viên của kênh địa phương News Express, đưa tin về tình hình lũ lụt tại bang Uttarakhand bằng tiếng Hindi khi đang được "công kênh" trên vai của một nạn nhân.
Người thanh niên này trông gầy gò, thi thoảng lắc lư người khi phải giữ vững phóng viên trên vai giữa dòng nước lụt ngập ngang mắt cá chân.
Sau khi video này được lan truyền trên mạng, Pargaien lập tức bị lên án nặng nề. Một số người còn kêu gọi News Express sa thải phóng viên này.
Hôm nay, giải thích trên một trang truyền thông Ấn Độ, Pargaien cho rằng sự chỉ trích mà anh phải đối mặt là không công bằng. "Mọi người nói chúng tôi vô nhân đạo và sai trái, nhưng chúng tôi thực sự đã giúp đỡ được một số nạn nhân ở đó", Pargaien nói.
Pargaien giải thích rằng người thanh niên nhỏ con đã cõng anh ta lên vai như một cách thể hiện sự quý mến với nam phóng viên.
"Cậu ta muốn cho tôi thấy sự trân trọng, vì đó là lần đầu tiên có một người như tôi thăm nhà cậu ta. Khi băng qua sông, cậu ta đã đề nghị giúp đỡ bằng cách cõng tôi lên vai, trong lúc tôi đưa tin", Pargaien nói.
Phóng viên này cũng chỉ trích người quay phim vì đã ghi lại hình ảnh trên và cáo buộc chính người này đã đăng video lên mạng.
"Theo dự kiến thì bản tin sẽ được phát sóng với phần hình ảnh từ ngực tôi trở lên. Đây hoàn toàn là lỗi của người quay phim. Anh ta đã cố tình phá hoại sự nghiệp của tôi bằng cách quay từ khoảng cách xa và công bố video này", Pargaien nói thêm.
Khoảng 1.000 người đã thiệt mạng trong đợt lũ quét và sạt lở đất do mưa lớn ở bang Uttarakhand của Ấn Độ, nơi được mệnh danh là "Vùng đất của Thần thánh", với các đền thờ đạo Hindu.
Trực thăng và quân đội Ấn Độ đã sơ tán được hàng chục nghìn người, nhưng vẫn còn vài nghìn tín đồ và khách du lịch đang bị mắc kẹt khắp bang này, kể từ khi mưa lớn bắt đầu đổ bộ vào ngày 15/6.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
- Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
- “Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
- Ninh Thuận: Phê duyệt Đề án tổ chức thí điểm tuyến phố đi bộ
- Ninh Thuận: Cộng đồng người Chăm tưng bừng đón Tết Ramưwan
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.