ĐBSCL: Lúa đổ, nhà nông lao đao
(11:53:06 AM 26/06/2013)Lỗ nặng
Ghi nhận của phóng viên NTNN, sau gần nửa tháng tiến hành tạm trữ, giá lúa không tăng mà có chiều hướng giảm. Tại Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long... giá lúa có nơi nông dân bán chưa được 3.000 đồng/kg.
Tại một số tỉnh khác, lúa hạt tròn được thu mua từ 3.400 - 3.600 đồng/kg, lúa hạt dài được mua từ 4.000 - 4.200 đồng/kg (thấp hơn 200 đồng/kg so với trước tạm trữ). Tuy nhiên, số lượng thương lái thu mua lúa trong dân cũng rất hạn chế.
Bà Phạm Thị Muôn (khóm Tây Huề, phường Mỹ Hòa, Long Xuyên, An Giang) xót xa trước ruộng lúa lên mộng trắng.
Sáng qua, gặp phóng viên, chị Bùi Thị Lành ở xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A, Hậu Giang ngậm ngùi nói: “Mưa liên tục khiến lúa bị lên mộng (nảy mầm). Nhìn lúa, thương lái kêu giá 2.850 đồng/kg. Trong khi đó chỉ tính phần công thu hoạch, 1ha đã tiêu tốn 8 triệu đồng. Bán có 2.850 đồng/kg thử hỏi làm sao mà có lời. Chỉ riêng cái tiền mướn gặt, mướn lòi lúa, mướn suốt lúa đã mất đứt tiền bán lúa”.
Lúa gặp mưa, ngậm nước làm chất lượng giảm nên bị thương lái chê. Người dân không thể thu hoạch bằng máy mà chuyển sang cắt tay nên giá thuê nhân công đã tăng vùn vụt. Bên 6 công lúa đang thu hoạch, lão nông Sáu Cương ở thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy, Hậu Giang than thở: “Mưa liên tục kéo dài làm cho 4 công lúa bị đổ ngã hàng loạt, khiến chi phí thu hoạch tăng cao, cộng với lúa thất thoát nhiều, chất lượng giảm... vụ này nhà tôi lỗ nặng”.
Ngày 25.6, ông Lê Văn Đời - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang cho biết: Mưa đột ngột và liên tục trong những ngày qua đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất nông nghiệp của người dân trên địa bàn tỉnh.
Nhiều diện tích lúa hè thu đang trong giai đoạn thu hoạch bị đổ ngã dẫn đến chi phí tăng, trong khi giá thu mua ở mức thấp so với giá định hướng thu mua của Bộ Tài chính làm cho nhiều nông dân gặp khó. “Ngành cũng đang chỉ đạo các địa phương tập trung điều tra, thống kê lại những diện tích lúa thu đông bị ảnh hưởng trong đợt mưa này để tổng hợp và trình lên UBND tỉnh xem xét có hướng hỗ trợ cho nông dân vượt qua khó khăn, an tâm sản xuất” – ông Đời nói.
Tại tỉnh Đồng Tháp, đã có gần 30.000ha lúa hè thu bị đổ ngã, nặng nhất là huyện Tháp Mười với khoảng 8.000ha. Nhà nông phải thuê nhân công thu hoạch, máy suốt, chí phí kéo cày với giá từ 450.000- 700.000 đồng/công (tăng gấp đôi so với thu hoạch bằng máy). Giá cao nhưng nông dân cũng buộc lòng thuê vì nếu càng để lâu lúa càng thất thoát.
Lúa lên mộng
Ngày 25.6, phóng viên có cuộc khảo sát trên nhiều cánh đồng lớn ở An Giang và đi đâu cũng bắt gặp cảnh lúa ngã đầy đồng... Với những người trồng lúa có ít đất (từ 5 - 6 công) thì lại càng khó bán lúa tại đồng hơn, bởi lúa bị ướt và số lượng ít nên thương lái... ngại.
Bà con phản ánh, khổ nhất là lúa bị mưa nằm nước nên giá lại càng thấp hơn, chỉ từ 3.500-3.600 đồng/kg, có chỗ, nhất là ở những vùng sâu bên trong nội đồng, giá chỉ còn 3.400 đồng/kg. “Giá tệ hại vậy nhưng tụi tui kêu bán từ sáng tới giờ vẫn không ai thèm mua vì họ chê tới chê lui...” – nhiều nhà nông cùng than thở như vậy.
Đau lòng hơn là những đồng lúa bị ngã đổ nằm dưới nước nhưng chưa có công gặt thì lúa lên trắng mộng ngay trên bông, nhìn thật xót xa. Bà Phạm Thị Muôn - nông dân ở khóm Tây Huề, phường Mỹ Hòa, TP.Long Xuyên cho biết, vụ này gia đình bà có đến 6 công lúa ngã rạp trong nước và lên mộng do mưa mấy ngày qua.
Vừa loay hoay bóc những cây lúa trắng mộng trên ruộng, bà than: “Nó lên mộng như vầy thì ai mà thèm mua nữa hả chú? Bỏ thì không đành mà gặt thì công quá cao, lỗ chắc chết hơn...”.
Nông dân Nguyễn Thành Rô ở xã Phú Hòa, huyện Thoại Sơn buồn giọng: “Tui làm chỉ hơn 5 công, nên chăm sóc rất kỹ, lúa trúng quằn bông mà bây giờ bị sập hết trơn rồi. Máy không cắt được, phải mướn người cắt tay nên chi phí thu hoạch tính ra gấp 3 lần so với bình thường, lỗ đứt đường rồi mấy chú ơi”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
- Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
- “Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
- Ninh Thuận: Phê duyệt Đề án tổ chức thí điểm tuyến phố đi bộ
- Ninh Thuận: Cộng đồng người Chăm tưng bừng đón Tết Ramưwan
Bài viết mới:
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.