Dân mạng kêu gọi tẩy chay... ATM
(07:37:11 AM 03/01/2013)
Các ngân hàng lý giải rằng ban hành qui định thu phí như là một hình thức để bù đắp những chi phí. Thế nhưng khách hàng cũng thừa hiểu rằng từ trước đến nay ngân hàng không phải là không có lợi ích khi đầu tư và mở rộng dịch vụ ATM bởi số tiền của khách hàng trong thẻ ATM chỉ được tính lãi suất huy động không thời hạn, một mức lãi suất rất thấp gần như bằng 0, trong khi hầu hết các doanh nghiệp trên cả nước đều tiến hành trả lương cho nhân viên qua tài khoản Ngân hàng.
“Chỉ cần làm một phép tính đơn giản nhân con số hàng chục triệu người lao động được trả lương qua thẻ với số tiền lương của họ thì sẽ ra con số mà các Ngân hàng huy động được hàng tháng với lãi suất không quá 2% một năm. Không lẽ những lợi ích mà các Ngân hàng nhận được việc trả lương qua thẻ của các doanh nghiệp không đủ bù đắp chi phí đầu tư mà mở rộng dịch vụ ATM” Xuân Thành, 23 tuổi nhân viên một công ty xây dựng.
Nick name Boong Boong chia sẻ trên webtretho: “Em lại nghĩ bản chất việc người dân dùng ATM từ trước đến nay không hề free tí nào. Tiền trong tài khoản là của mình, ngân hàng nắm giữ. Thế là ngân hàng chiếm dụng vốn của mình rồi còn gì. Tiền đó ngân hàng mang cho vay với lãi suất xấp xỉ 20% một năm. Trong khi lãi cho tài khoản ATM kiểu này thì thường lãi suất gần như bằng 0. Ai nói ngân hàng không có lợi nhuận.”
“Thực tế các ngân hàng đã âm thầm thu nhiều loại phí khác nhau như phí phát hành thẻ lần đầu từ 50.000-90.000 đồng, phí phát hành lại thẻ 25.000-66.000 đồng, phí cấp lại số pin 10.000-33.000 đồng, phí thường niên (phí quản lý tài khoản thẻ) từ 39.600-132.000 đồng, phí rút tiền khác hệ thống 3.300 đồng, phí trả thẻ bị nuốt tại máy ATM từ 5.000-20.000 đồng... Sắp tới lại thêm phí rút tiền nội mạng nữa thì chắc là mình lĩnh lương xong ra rút hết tiền một lượt để tiêu dần đỡ phải ra cây ATM rút, thu phí 1000 đồng cũng không đáng là bao nhưng cái cảm giác bị thu phí vô lý sẽ khiến mình bực mình mỗi khi rút tiền.” thành viên Rengxx của webtretho.com viết.
“Nói chung là bình thường mình rút 2tr, để thẻ lại khi nào cần thì rút tiếp, giờ nếu thấy thu phí thêm sẽ ra ngân hàng rút toàn bộ luôn về gửi mẹ giữ hộ” nick name grandholy chia sẻ trên vozforums.
Những người hay mua hàng online thì cho rằng “Trước giờ mình thích VCB vì tính nhanh gọn lẹ khi chuyển khoản online, nhưng mà nếu thu phí thì nên xem xét lại mức phí chứ dân chuyên mua hàng online như mình mà cứ chuyển khoản là phải trả tiền phí thì coi bộ hơi bị hao.”
Những người có thu nhập ổn định thì bức xúc về cách thu phí vô lý của ngân hàng còn đối với những người thu nhập thấp hay những sinh viên trọ học được bố mẹ ở quê gửi tiền lên hàng tháng thì hình thức thu phí rút tiền nội mạng không chỉ dừng ở mức bức xúc mà còn ảnh hưởng đến cách chi tiêu và tình hình tài chính của họ.
Chị Mai Lan công nhân một nhà máy điện tử tại Hải Dương tâm sự: “Lương tháng chưa đến 3 triệu, mỗi lần rút tiền tôi chỉ dám rút tầm 150.000 đến 200.000 để tiêu, hết mới rút tiếp, nếu sắp tới thu phí rút tiền nội mạng thì mỗi tháng thôi mất đến hai chục ngàn, mà đối mới người lao động như chúng tôi hai chục ngàn là cả một bữa ăn.”
Quang Huy, 26 tuổi, nhân viên cơ khí cho biết “Thu phí rút tiền thế này mỗi lần lĩnh lương mình sẽ ra ngân hàng rút nhưng dở cái là bình thường cần đến đâu rút đến đó cũng dễ quản lý chi tiêu hơn chứ mỗi tháng rút cả cục có khi một hai tuần đầu đã tiêu hết cuối tháng chả biết xoay sở thế nào.”
“Thu phí rút tiền kiểu này có khi tự về nhà lấy tiền mang lên, vừa thăm bố mẹ vừa đỡ mất phí rút tiền, chả cần đến ATM nữa.” Nguyễn Văn Trung, sinh viên trọ học tại Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ.
Còn theo một du học sinh tại Nhật Bản thì máy ATM tại đây không chỉ đơn giản là để rút tiền mà khách hàng còn có thể nhập thêm tiền vào tài khoản ngay tại máy với thao tác đơn giản và nhanh chóng, ngoài ra phần lớn người dân Nhật đều sử dụng trả tiền điện, nước, internet… tự động qua tài khoản Ngân hàng và các dịch vụ ấy từ thanh toán hóa đơn, nạp tiền, rút tiền, mở thẻ, lấy lại mã PIN… tất cả đều miễn phí.
Ngân hàng nước ngoài không hề thu phí giao dịch nội mạng, thậm chí phí phát hành thẻ cũng được miễn phí chứ không mất từ 50.000 đến 100.000 đồng như ở Việt Nam; trong khi tới đây tại Việt Nam qui định phí thường niên tối đa để duy trì tài khoản là 60.000 đồng thì trên thế giới các ngân hàng đều không thu khoản lệ phí này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
- Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
- “Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
- Ninh Thuận: Phê duyệt Đề án tổ chức thí điểm tuyến phố đi bộ
- Ninh Thuận: Cộng đồng người Chăm tưng bừng đón Tết Ramưwan
Bài viết mới:
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.