Doanh nghiệp
Tribeco muốn giải thể?
(16:50:04 PM 01/08/2012)
Nếu Uni-President mua lại toàn bộ phần vốn thành công, thì Tribeco mới sẽ trở thành doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Sau đại hội cổ đông 2012 vào cuối tháng 6 vừa qua, cổ đông lớn nước ngoài Uni-President Việt Nam với tỷ lệ sở hữu 43,56% hiện đang nắm giữ toàn bộ ghế ở hội đồng quản trị (HĐQT) của công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn (Tribeco). Còn Kinh Đô, sau hơn sáu năm tham gia, các lãnh đạo của tập đoàn này cũng đã rút lui khỏi HĐQT Tribeco. Báo cáo tài chính quý 2 mới đây của Kinh Đô không còn thấy thể hiện các khoản đầu tư ở Tribeco. Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Liên, giám đốc đối ngoại của Kinh Đô, đơn vị này không còn liên quan về vốn và quản trị ở Tribeco.
Ảnh minh hoạ
Tribeco đã lỗ kéo dài từ 3 – 4 năm nay. Trong năm 2011, chi phí bán hàng tăng mạnh do đầu tư xây dựng lại hệ thống phân phối và củng cố đội ngũ bán hàng nên Tribeco đã lỗ 92,45 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu hụt 26 tỉ đồng. Tribeco đã huỷ niêm yết tự nguyện từ tháng 4 năm nay. Kế hoạch năm 2012, Tribeco sẽ tiếp tục lỗ ở mức gần 140 tỉ đồng.
Vậy việc giải thể sẽ khiến Tribeco ngừng hoạt động? Tribeco (được gọi là Tribeco Sài Gòn) từng góp 36% vốn vào Tribeco Bình Dương và 80% vào Tribeco Miền Bắc. Theo một lãnh đạo vừa từ nhiệm của Tribeco, Tribeco Sài Gòn tập trung bán hàng và phân phối; còn Tribeco Bình Dương quản lý hoạt động mua hàng, R&D, logistics, và các bộ phận liên quan đến sản xuất. Đến năm 2010, Tribeco Sài Gòn đã bán toàn bộ phần vốn ở hai công ty này cho Uni-President. Việc tồn tại hai công ty cùng một chủ đã khiến Tribeco Sài Gòn trở nên... thừa thãi. Vì vậy, theo kế hoạch, Tribeco Sài Gòn sẽ bị giải thể, thanh lý tài sản và mua thu hồi 25% cổ phiếu của cổ đông nhỏ lẻ với giá 2.300 đồng/cổ phiếu.
Như vậy, theo một chuyên gia kinh tế, thay vì tái cấu trúc công ty sẽ tốn kém nhiều chi phí, như chi phí sa thải công nhân..., thì Uni-President cho Tribeco phá sản, cắt giảm bộ máy sẽ nhẹ gánh hơn. Nếu Uni-President mua lại toàn bộ phần vốn thành công, thì Tribeco mới sẽ trở thành doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Các báo cáo thường niên của Tribeco cho thấy một yếu tố dẫn đến sự thua lỗ là đầu tư tài chính chồng chéo, các khoản trích lập dự phòng, trong khi phải đi vay ngân hàng một lượng vốn lớn để kinh doanh. Ngoài ra, báo cáo cũng không nói rõ hơn về các khoản thanh lý tài sản cố định hữu hình. Theo đó, tài sản cố định hữu hình của Tribeco vào đầu năm 2008 là 256 tỉ đồng, đến cuối năm 2008 giảm mạnh còn 68,6 tỉ đồng. Cho đến báo cáo quý 4/2011, tài sản này chỉ còn 7,8 tỉ đồng.
Năm 2005, ông Phan Minh Có, tổng giám đốc Tribeco thời điểm ấy đã nói, bị thâu tóm đã mở ra cơ hội. Việc có hai cổ đông lớn sẽ tốt cho Tribeco, khi họ cùng nhau xây dựng hệ thống phân phối, đa dạng sản phẩm.
Đến nay, lãnh đạo của Tribeco trước kia đã rời đi hết. Không ít nhà đầu tư cho rằng, Uni-President đã là cổ đông lớn của công ty, thì việc báo lỗ Tribeco chẳng có lợi gì cho họ. Tuy nhiên, thị trường không phải không có lý khi đặt ra nghi vấn Tribeco đã bị thôn tính, bởi với kinh nghiệm của mình, Uni-President có thể đưa thương hiệu Tribeco thoát khỏi lỗ và đi lên.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bộ Nông nghiệp báo cáo Thủ tướng về tình trạng lúa chết ở Hậu Giang
- Vinamilk tạo nhiều dấu ấn tại triển lãm quốc tế ngành sữa 2024
- Yêu cầu nhà máy xử lý chất thải ở Bắc Ninh khắc phục các tồn tại
- Chuyển hồ sơ vụ sân golf Đồi Cù ở Đà Lạt cho công an
- Bộ TN-MT kiểm tra thực địa dự án pin mặt trời 600 tỷ đồng ở Yên Bái
- Bình Thuận thanh lý hợp đồng đơn vị đánh giá tác động môi trường hồ Ka Pét
- Siemens trở thành đối tác cho chương trình phi phát thải carbon tại các nhà máy của HEINEKEN
- Bộ TN-MT tham vấn về Nhà máy tích hợp xử lý chất thải rắn Vietstar -TPHCM
- Thaco đề xuất siêu dự án bô xít nhôm ở Lâm Đồng, còn vướng ở thiếu điện?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
- 10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
- Hàng trăm tỷ đồng "bán không khí" còn mắc kẹt chưa thể giải ngân
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
- Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
- Hàng trăm tỷ đồng "bán không khí" còn mắc kẹt chưa thể giải ngân
- Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
- Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
- 10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.
Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.
10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
(Tin Môi Trường) - Có thể nói, bà Mai Kiều Liên là một phần không thể tách rời của thương hiệu tỷ đô “Vinamilk”, khi mà nhiều triết lý của “nữ tướng” này đã trở thành “chất” của Vinamilk.