Chính sách - Dự án » Dự án
Thứ bảy, 22/02/2025, 16:11:34 PM (GMT+7)
Giải thể Tổ công tác dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ
(22:17:39 PM 24/10/2020)(Tin Môi Trường) - UBND TP.HCM vừa ban hành quyết định giải thể Tổ công tác dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ. Quyết định có hiệu lực từ ngày 15/10/2020. Đồng thời, bãi bỏ quyết định số 3926/QĐ-UBND ngày 11/8/2015 của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong về việc thành lập Tổ công tác Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ.
>> Vi phạm của Tập đoàn TKV tại dự án khai thác bauxite ở Lâm Đồng >> Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải >> Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang >> Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc >> Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?
Ảnh: TL
Do hiện nay thành phố đã có Tổ công tác Dự án toàn TP.HCM quy mô lớn do Chủ tịch Nguyễn Thành Phong phụ trách. Đây sẽ là tổ quản lý chung toàn bộ dự án trên địa bàn bao gồm cả Cần Giờ.
Trước đó, quyết định giải thể đã được thông qua vào tháng 8/2020. Kết luận của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong tại thông báo số 616/TB-VP ngày 13/8/2020 đã giao cho Sở KH&ĐT là cơ quan tổng hợp, báo cáo tiến độ thực hiện dự án Cần Giờ cho thành phố thay cho Tổ công tác dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ.
Liên quan đến dự án khu du lịch lấn biển Cần Giờ, vào giữa tháng 9/2020, Thủ tướng đã có văn bản chỉ đạo UBND TP.HCM xem xét, nghiên cứu các ý kiến đóng góp của các tổ chức xã hội, cá nhân theo chức năng, nhiệm vụ được giao trên tinh thần cầu thị, lắng nghe ý kiến của nhân dân đối với dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, có văn bản kịp thời, thấu đáo đến các cá nhân, đại diện các tổ chức kiến nghị theo quy định.
Bởi, những năm qua, dự án khu du lịch lấn biển Cần Giờ đã được Thành ủy, HĐND, UBND TP.HCM xem xét kỹ lưỡng, họp nhiều lần và kiến nghị Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án theo hướng tăng vốn, tăng diện tích đất xây dựng.
Các Bộ Kế hoạch và đầu tư, Tài nguyên và môi trường và các Bộ, ngành liên quan khác phối hợp, xử lý kiến nghị của TP.HCM theo đúng quy định pháp luật, nhất là vấn đề môi trường. Trong quá trình triển khai dự án, UBND TP.HCM phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ để bảo đảm phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường lâu dài và chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật nếu để sai phạm.
Tuy nhiên, sau khi Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, một số tổ chức xã hội, cá nhân các nhà khoa học đã lên tiếng về tính khả thi của dự án, đặc biệt các tác động tiêu cực về môi trường của dự án.
Dự án siêu đô thị lấn biển Cần Giờ nằm trên địa bàn 2 xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ có quy mô xây dựng 2.870ha, vốn đầu tư khoảng 217.054 tỷ đồng.
Do CTCP Đô thị du lịch Cần Giờ làm chủ đầu tư, trong đó các cổ đông góp vốn gồm: CTCP Vinhomes chiếm 86,48% vốn, Công ty TNHH Đầu tư kinh doanh phát triển đô thị Tây Hà Nội sở hữu tỷ lệ 13,41% vốn, 8 cổ đông cá nhân nắm giữ khoảng 0,11% vốn.
Theo đó, chủ đầu tư dự kiến thực hiện lấn biển về phía nam khoảng 1km, về phía đông khu vực vịnh Gành Rái khoảng 4,8km, về phía tây khu vực vịnh Đồng Tranh khoảng 2,7km.
T.H
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
-
Nhiều sai phạm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh ở Kon Tum
-
Đồng Nai báo cáo: Aqua City có nhiều dự án, hạng mục xây không phép, không phù hợp quy hoạch
-
Novaland lên tiếng sau khi Công an TP HCM yêu cầu cung cấp hồ sơ dự án Aqua City
-
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Đắk Nông cung cấp hồ sơ dự án điện gió
-
Công trình hồ nước ngọt lớn nhất Cà Mau 3 năm "đội vốn" hàng chục tỷ đồng
-
Ninh Thuận: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư
-
Dự án ở Quảng Ngãi từ 60 tỉ đồng “phình to” lên 1.500 tỉ đồng
-
Đắk Nông:Một dự án nông lâm nghiệp để mất hơn 400 ha rừng tự nhiên
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.

Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.
.jpg)