Doanh nghiệp » Doanh nghiệp đen
Thịt bẩn tuồn vào thành phố : Điểm mặt những “ông trùm”
(09:34:49 AM 04/10/2012)
Trùm Dũng (người đội nón) chuyển hàng từ chân cầu Giẽ (Phú Xuyên, Hà Nội) lên xe khách để đưa vào các tỉnh phía Nam -Ảnh: N.K. |
Theo tìm hiểu, loại thịt bẩn chủ yếu được vận chuyển lậu bằng xe khách từ các tỉnh phía Bắc vào Nam. Mỗi ngày, các “ông trùm” chuyên chở và phát tán mặt hàng thịt bẩn đi khắp nơi, trong đó TP.HCM là nơi tiêu thụ hàng mạnh nhất.
Hai “ông trùm” ở đất Bắc
Chiều 20-9, đoạn quốc lộ 1 ngay chân cầu Giẽ (huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội) đã có hàng chục bao tải, thùng xốp đựng đủ loại thịt, nội tạng để vận chuyển vào miền Trung, miền Nam, đặc biệt là TP.HCM. Các xe khách vừa trờ đến, lập tức phụ xế và chủ hàng ra mở thùng xe nhồi hàng. Ông Lễ - một người bán nước ven đường - cho hay ngày nào cũng có xe khách tấp vào chở thịt trâu bò cũng như gà vịt vào TP.HCM.
Ông Dũng (đầu mối thu gom hàng ở Phú Xuyên) cho hay: “Buôn hàng này không phải ai cũng làm được, rất dễ bị bắt dọc đường”. Nói xong, ông Dũng cùng hai người nhanh chóng đưa cả thảy sáu thùng xốp nhồi vào gầm xe khách chất lượng cao. Chiều hôm sau, ông Dũng tiếp tục gửi bốn thùng xốp đựng hàng trăm ký chân và đuôi trâu bò lên một chiếc xe khách về Đà Nẵng. Hầu như mỗi ngày ông Dũng đều đưa hàng trăm ký hàng qua xe khách chất lượng cao, trung bình mỗi tháng lên đến gần chục tấn hàng.
Theo ông Dũng, mặt hàng mà ông buôn bán đang khan hiếm, nhiều khách hàng ở tận TP.HCM phải tìm đến tận nơi trữ hàng của ông để mua. Theo tìm hiểu, ông Dũng là một đầu nậu thu gom có tiếng ở khu vực huyện Phú Xuyên. Nơi trữ hàng của ông Dũng ở thôn Bái Đô (xã Tri Thủy, Phú Xuyên). Trong kho chứa hàng tấn chân, đuôi, xương trâu bò được thu gom từ những hộ giết mổ lậu quanh khu vực. Chiều 26-9, cạnh kho lạnh chứa hàng của ông Dũng, một nhân công hối hả lấy hàng trăm ký chân bò (đã lọc xương) ngâm nước vứt ra sân, ruồi nhặng bu kín. Nước thải chảy ra khu vực cống rãnh cạnh kho lạnh bốc mùi hôi nồng nặc. Khoảng 15 phút sau hàng đã được đóng vào sáu thùng xốp, chuyển ra cầu Giẽ đưa lên xe khách.
Tương tự, ông Tuấn, một đầu mối chuyên thu gom chân, đuôi trâu bò cũng ở thôn Bái Đô, nói: “Tôi làm nghề này cả chục năm rồi. Ở đây không ai qua được tôi về số lượng thu gom, ngày nào ít nhất cũng 400-500kg đuôi trâu bò, mấy tháng cuối năm số lượng hàng lớn hơn nhiều”. Trong cuốn sổ ghi chép các mối hàng chuyển vào TP.HCM bằng xe khách của ông Tuấn có ghi: bỏ mối cho ông Tâm ở ngã tư Ga (Q.12) và ông Phương (Q.8)...
Nguồn hàng của các trùm ở huyện Phú Xuyên chủ yếu lấy từ lò giết mổ trâu bò ở hai thôn Bái Đô và Cổ Liêu, nơi đây trung bình có 400-500 con trâu bò giết mổ mỗi ngày.
”Trùm” vú heo ở TP.HCM
Không chỉ thu gom từ các lò giết mổ ở khu vực phía Bắc, loại chân trâu bò, vú heo thối... còn được “đặt hàng” từ Trung Quốc và vận chuyển lén lút bằng đường tiểu ngạch qua cửa khẩu Lạng Sơn. Ở cửa khẩu Lạng Sơn, bà trùm Dư (39 tuổi, quê Bắc Giang) nổi tiếng là đầu mối tập kết các loại hàng vú heo, chân gà, chân trâu... cho các mối ở TP.HCM.
Tại TP.HCM, lò của bà Hà (tên thật là Hà Dung, 60 tuổi, khu phố 2, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức) là một trong những điểm lấy hàng từ Lạng Sơn đưa về. Lò bà Hà có tiếng gần cả chục năm, chuyên cung cấp mặt hàng vú heo. Căn nhà nơi bà ở đồng thời là nơi nhận hàng luôn kín cổng cao tường. Ngoài việc bán hàng cho mối lẻ, bà Hà còn đóng khay để cung cấp cho các công ty, mỗi lần bán được khoảng 1 tấn. Trước đây, bà Hà cũng là một mối vận chuyển hàng bằng xe khách. Loại thịt bẩn được vận chuyển bằng đường mòn qua các tỉnh Tây nguyên rồi về TP.HCM.
Tối 22-9, bốn người làm của bà Hà chạy ra một bến xe cóc gần ngã tư Bình Phước nhận bốn thùng xốp nội tạng heo. Hàng vú heo của bà Hà được lấy từ Lạng Sơn, vận chuyển lén lút từ Trung Quốc qua, chuyển vào TP.HCM bằng đủ phương tiện xe khách, xe container. Bà Hà cho biết đầu năm đến nay bà bị bắt nhiều chuyến hàng lớn, thiệt hại hơn 1,2 tỉ đồng.
Trong TP.HCM, bà Hà thiết lập một hệ thống mạng lưới mối hàng khắp các quận huyện và “phủ sóng” ra một số khu vực lân cận như Dĩ An (Bình Dương), Đồng Nai... Thậm chí hàng của bà Hà còn rải ra khắp cả Phú Quốc (Kiên Giang), Cà Mau. Riêng TP.HCM, bà thường phân phối vú heo cho ông Văn (ngụ Bình Chánh) và Trà Béo (ngụ Bến Ba Bình, Q.8). Trà Béo là mối hàng lấy vú heo của bà Hà từ ngày bà bắt đầu hành nghề. Vợ chồng Trà Béo có ba con, thuê nhà bán vú heo cho các quán nhậu ở Q.8. Mỗi tháng Trà Béo bán được khoảng 1 tấn hàng.
Bà Hà kể: “Hiện tui có bốn mối chính, hằng tháng mỗi mối lấy hơn 4 tấn, giá 120.000 đồng/kg. Hàng toàn nhập từ miền Bắc”. Để tránh cơ quan chức năng kiểm tra, lò vú heo của bà Hà thường vận chuyển hàng bằng xe máy.
Khoảng 16g ngày 23-9, bà Hà bắt đầu cho người làm chuyển vú heo đi tiêu thụ. Người đầu tiên chuyển hàng là một thanh niên dùng xe máy chở một thùng xốp đựng vú heo chạy đến cách chợ Thủ Đức khoảng 2km thì rẽ vào con hẻm nhỏ và dừng lại trước số nhà 21-22 (đường 15, khu phố 1, P.Linh Đông, Q.Thủ Đức). Tại đây, số vú heo trong thùng được đưa sang một xe máy khác rồi chở thẳng về chợ Thủ Đức.
Chuyến hàng đầu tiên đi được một lúc, một thanh niên khác cũng chạy xe máy chở một thùng xốp chứa vú heo từ lò bà Hà đi giao hàng cho một đầu mối ở ấp 1, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh. Đây chính là điểm trung gian phân phối hàng do vợ chồng ông Văn làm chủ. Bà Hoa (vợ ông Văn) cho biết thường xuyên lấy hàng của bà Hà, bán lại cho các quán nhậu khu vực Q.Bình Tân và H.Bình Chánh.
“Trùm” gà chết
Ngày 10-9, chúng tôi tiếp cận điểm mua gà chết của ông Hạnh “gà” (nằm cách ngã ba Dầu Giây khoảng 5km, thuộc xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, Đồng Nai). Tại lò Hạnh “gà” có sáu người ngồi hì hục mổ bụng hơn 500 con gà chết vừa được thu gom từ các nơi về. Giữa nền gạch nhoe nhoét hỗn độn, hàng trăm con gà chất đống, trong đó nhiều con chuyển màu bầm tím, chết cứng. Do hằng ngày số lượng gà chết đưa về nhiều nên ông Hạnh phải sắm cả máy vặt lông gà.
Ông Hạnh “gà” có một xe tải loại lớn thường xuyên đi thu gom gà bệnh, gà còi từ các trại chăn nuôi ở xã Gia Kiệm và các xã lân cận. Giá mua khá bèo, từ 17.000-18.000 đồng/kg, ông Hạnh đem về làm thịt bán với giá 20.000-25.000 đồng/kg. Trung bình mỗi ngày lò Hạnh “gà” giết mổ khoảng 500 con gà. Hàng của ông Hạnh “gà” chủ yếu là gà công nghiệp nhưng lại trộn bán với gà ta để nâng giá, nhất là để phù hợp với thị hiếu khách hàng ở TP.HCM. Các mối nhận hàng của ông Hạnh “gà” để làm gà nướng bán từ 100.000-200.000 đồng/con.
Cũng ở Đồng Nai, sau đó ba ngày, chúng tôi tiếp tục thâm nhập điểm mua gà chết của bà Hòa (thuộc ấp 3, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom). Tại đây có hàng chục thùng xốp loại lớn (mỗi thùng chứa trên 300kg), chứa hàng tấn thịt gà chết đã được “phù phép”. Mỗi tuần bà Hòa thu gom hàng tấn gà chết ở khắp nơi về giết mổ và bán lại cho các mối sỉ ở TP Biên Hòa và tỉnh Long An. Bà Phước (ở xã Gia Kiệm) là một mối hàng thường xuyên của bà Hòa. Bà Phước thường lấy hàng về bán lại cho mối bán quán cơm gà chiên trên địa bàn Đồng Nai.
Giá thu gom gà chết từ các trang trại chỉ khoảng 6.000 đồng/kg nhưng bà Hòa bỏ mối với giá 15.000-16.000 đồng/kg. Thông thường, mỗi ngày hai lần chồng bà Hòa lái xe tải đi gom gà chết khắp các trang trại quen biết. “Lò” thu gom gà chết của bà Hòa còn có “hợp đồng” bao tiêu gà chết với các trang trại, nên không ai có thể chen ngang.
Nói về vận chuyển hàng đi giao mối, bà Hòa chắc lưỡi: “Gà chết làm gì có giấy kiểm dịch. Điều quan trọng là phải biết cách né”.
Mánh khóe tuồn hàng
Các mặt hàng như chân, đuôi trâu bò trong huyện Phú Xuyên được những đầu mối lớn như ông Tuấn, ông Dũng thu gom từ “lò” mổ lậu. Thâm nhập các điểm tập kết này, chúng tôi thấy nhiều cảnh tượng kinh hoàng, phân trâu bò vương vãi, mùi hôi thối nồng nặc.
Ông Tuấn tiết lộ: “Bây giờ vận chuyển hàng khó hơn trước, phải xé lẻ ra gửi mỗi xe mấy thùng để tránh bị phát hiện. Tôi đã bị bắt hàng mấy lần, mất tổng cộng gần 100 triệu đồng”. Ông Tuấn còn thừa nhận: “Có thể tự lo được giấy tờ kiểm dịch”.
Chiều 26-9, sau khi đóng năm thùng xốp, ông Tuấn lấy kéo cắt những tờ giấy khổ A4 thành những mảnh nhỏ, trên mỗi mảnh giấy có nội dung: Chi cục Thú y Hà Nội, có đóng dấu tròn màu đỏ ghi Trạm thú y huyện Phú Xuyên.
Ông Tuấn nói: “Tem và giấy kiểm dịch bên thú y Phú Xuyên chỉ cấp trước ba ngày. Mỗi lần cấp ba tờ, nhưng nghe nói đang có kiểm tra đột xuất nên đêm qua chỉ cấp một tờ cho hôm nay”. Ông Tuấn dùng băng keo dán tem vào hai bên nắp thùng và giải thích: “Gắn như thế này không ai dám rạch thùng. Phải có lệnh nó mới dám kiểm tra”.
Lần theo mối nhận hàng của ông Tuấn ở TP.HCM, chiều 29-9 chúng tôi tới nơi chứa chân, đuôi trâu bò trong nhà riêng của ông Tâm ở hẻm 283 Nơ Trang Long (P.13, Q.Bình Thạnh). Ông Tâm mở nắp thùng xốp giới thiệu số đuôi bò mới chuyển từ Hà Nội vào, giá 107.000 đồng/kg. Nhà ông Tâm có đến sáu tủ lạnh loại lớn, đều chứa các phụ phẩm từ trâu bò như: chân, đuôi, xương, pín...
Xung quanh nhà đặt ngổn ngang thùng xốp chứa hàng nồng nặc mùi hôi. Ông Tâm có đến gần 20 mối cung cấp rải rác ở một số tỉnh miền Bắc. Những mối này thường chuyển hàng bằng xe khách vào đến ngã ba Trị An (tỉnh Đồng Nai), sau đó ông Tâm dùng xe lôi thùng để nhận hàng và chuyển đi tiếp. Ông Tuấn ở Phú Xuyên chỉ là một trong những mối cung cấp hàng cho ông Tâm. Mỗi ngày, các mối đưa về cho ông Tâm 700-800kg phụ phẩm trâu bò, ông Tâm bỏ mối lại cho các nhà hàng, quán phở ở quận Bình Thạnh. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
- Công an tỉnh Long An vào cuộc điều tra công ty Hưng Nông gây ô nhiễm môi trường
- Xử phạt Công ty xi măng Thành Thắng trên 1,8 tỷ đồng
- Công ty TNHH Quốc tế Formosa nợ tiền nước: Giao công an xác minh
- Công ty AIT bị phạt 325 triệu đồng vì phá 2,61ha rừng ở Thanh Hóa
- Mập mờ giấy phép khai thác khoáng sản để "qua mặt" chính quyền?
- Xả thải vượt 480 lần quy chuẩn, Công ty CP Paishing Việt Nam bị xử phạt 294 triệu đồng
- Vi phạm lĩnh vực khoáng sản, Tập đoàn Hoa Sen bị xử phạt 120 triệu đồng
- Nữ đại gia bị cáo buộc lừa 3,2 triệu USD khi hợp tác khai thác mỏ titan
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.
10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
(Tin Môi Trường) - Có thể nói, bà Mai Kiều Liên là một phần không thể tách rời của thương hiệu tỷ đô “Vinamilk”, khi mà nhiều triết lý của “nữ tướng” này đã trở thành “chất” của Vinamilk.