Tin tức » Tin thế giới
Thứ bảy, 22/02/2025, 16:00:41 PM (GMT+7)
Cây sồi ông Macron, ông Trump cùng trồng ở Nhà Trắng biến đi đâu?
(20:12:41 PM 02/05/2018)(Tin Môi Trường) - Một tuần trước cả thế giới trông thấy bức ảnh hai vị nguyên thủ cùng các đệ nhất phu nhân vun xới một cây sồi non ở khu vườn Nhà Trắng, nhưng giờ cái cây ấy đã biến mất “bí ẩn”.
>> World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy >> Đối thoại tìm giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa ở vịnh Nha Trang >> Sáng kiến “nhốt rác thải nhựa vào bê tông” ở Khánh Hòa >> Cựu lãnh đạo Khánh Hòa sai phạm thế nào trong 2 dự án trên núi Chín Khúc? >> Cận cảnh núi Chín Khúc ở Nha Trang bị băm đứt từng khúc để làm đô thị, biệt thự
Hai Tổng thống Pháp và Mỹ cùng các phu nhân vun trồng cây sồi non tại khu vườn Nhà Trắng - Ảnh: REUTERS
Theo hãng tin AFP, cây sồi non mà hai vị tổng thống Pháp, Mỹ cùng vun xới tại bãi cỏ phía nam Nhà Trắng là động thái mang tính biểu tượng rất rõ ràng.
Đó là cây sồi được mang tới từ một cánh rừng ở miền bắc nước Pháp, nơi từng có khoảng 2.000 binh sĩ thuộc lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ tử nạn trong Thế chiến thứ nhất khi chống lại quân đội Đức mùa hè năm 1918.
Tuy nhiên vài ngày sau đó, cái cây biểu tượng này đã "không cánh mà bay". Một phóng viên ảnh của hãng tin Reuters phát hiện ra việc này.
Bãi đất nơi từng có cây sồi non được trồng giờ chỉ còn lại phần mặt cỏ màu vàng như trong ảnh - Ảnh: REUTERS
Những người dùng Twitter ở Pháp là nhóm lan truyền thông tin này nhanh và nhiều nhất trên mạng xã hội.
Trong lúc dư luận "sôi sục" với những giả thuyết đồn đoán, không thiếu cả những thuyết âm mưu, chính quyền Pháp ngày 29-4 giải thích: cây sồi non đó, giờ đây không chỉ là một cái cây bình thường nữa, mà còn là biểu tượng cho quan hệ Pháp - Mỹ, đã phải đưa vào tình trạng cách ly theo quy định của nước Mỹ để xử lý ngăn ngừa các ký sinh trùng có thể có.
Đại sứ Pháp tại Mỹ, ông Gerard Araud, giải thích trên Twitter: "Việc đặt vào tình trạng cách ly là yêu cầu bắt buộc với mọi sinh vật sống được đưa vào Mỹ". Ông Araud cũng khẳng định "Nó sẽ được trồng lại sau đó".
Khi một tài khoản Twitter khác "bẻ lại" lời giải thích, cho rằng việc phòng ngừa này dường như "hơi bị" muộn vì cái cây đã được trồng xuống đất rồi. Tuy nhiên nhà ngoại giao Pháp cho biết phần rễ cây vẫn được bọc trong nilon khi đó.
Tất nhiên, ngay cả lời giải thích này vẫn chưa làm thỏa mãn dư luận. Có lẽ chỉ tới khi người ta trông thấy cây sồi non biểu tượng xuất hiện trở lại ở khu vườn Nhà Trắng thì những suy luận hay đồn đoán kiểu thuyết âm mưu mới chấm dứt.
(Theo TTO)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
-
Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
-
Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
-
Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
-
Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
-
Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
-
Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
-
Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
-
“Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Bốn cây Du sam núi đất hơn 250 năm có chu vi thân hơn 3 mét ở tổ dân phố số 1 của thị trấn và xã Xà Hồ (huyện Trạm Tấu- Yên Bái) vừa được công nhận là Cây Di sản Việt Nam vào tối 14/2, mở màn Lễ hội Gầu Tào của người H’Mông năm 2025.

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
.jpg)