Doanh nghiệp » Doanh nghiệp đen
Nhiều doanh nghiệp ở Đồng Nai vi phạm Luật bảo vệ môi trường
(19:36:43 PM 28/09/2011)
Ảnh minh họa
Qua đợt kiểm tra mới đây của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, 11 doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có liên quan đến các hoạt động như thăm dò khai thác nguồn nước ngầm, khai thác nước mặt và những đơn vị sản xuất có nguồn nước thải đổ ra môi trường, cho thấy nhiều doanh nghiệp vi phạm Luật bảo vệ môi trường. Đặc biệt, một số doanh nghiệp xả nước thải ra môi trường, các chỉ số về lượng ôxi hoà tan COD, BOD, lượng sắt, amoniac, nitơ trong nước vượt tiêu chuẩn cho phép.
Tại buổi làm việc với Thanh tra Bộ Tài nguyên Môi trường, đại diện khu công nghiệp Sông Mây, đóng tại xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom cho biết: Hiện nay mỗi ngày đêm các doanh nghiệp trong khu công nghiệp này xả thải 4.000m3 nước ra môi trường, tuy nhiên hệ thống xử lý nước thải của khu công nghiệp chỉ thu gom được 600m3. Tương tự, theo đại diện khu công nghiệp Hố Nai, huyện Trảng Bom, có 10% doanh nghiệp đóng trong khu công nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xi mạ. Đây là ngành nghề phát sinh nhiều chất thải gây nguy hại cho môi trường. Tuy nhiên quá trình xử lý, kiểm soát các doanh nghiệp này lại gặp nhiều khó khăn.
Đối với 11 doanh nghiệp mà Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra đợt này, có nhiều doanh nghiệp vẫn còn nằm trong “danh sách đen” gây ô nhiễm môi trường mà tỉnh Đồng Nai công bố trước đó như Công ty TNHH AB Mauri Việt Nam, Công ty Cổ phẩn khu công nghiệp Hố Nai…Từ nay đến 16/10, Thanh tra Bộ tiếp tục thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp Agtex Long Bình, Biên Hoà 2, Long Thành, Nhơn Trạch 1, 2, 5, khu công nghiệp Hố Nai, Sông Mây và một số doanh nghiệp như: Công ty cổ phần bia Sài Gòn – Đồng Nai, Công ty Ajinomoto Việt Nam, Công ty TNHH AB Mauri Việt Nam.
Theo TTXVN
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
- Công an tỉnh Long An vào cuộc điều tra công ty Hưng Nông gây ô nhiễm môi trường
- Xử phạt Công ty xi măng Thành Thắng trên 1,8 tỷ đồng
- Công ty TNHH Quốc tế Formosa nợ tiền nước: Giao công an xác minh
- Công ty AIT bị phạt 325 triệu đồng vì phá 2,61ha rừng ở Thanh Hóa
- Mập mờ giấy phép khai thác khoáng sản để "qua mặt" chính quyền?
- Xả thải vượt 480 lần quy chuẩn, Công ty CP Paishing Việt Nam bị xử phạt 294 triệu đồng
- Vi phạm lĩnh vực khoáng sản, Tập đoàn Hoa Sen bị xử phạt 120 triệu đồng
Bài viết mới:
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn (28/11/2024)
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 (27/11/2024)
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt (27/11/2024)
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường (26/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.
Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường
(Tin Môi Trường) - Cáp treo Hương Bình có tổng mức đầu tư 1.726 tỷ đồng giúp việc di chuyển từ chùa Hương (Hà Nội) tới hang động chùa Tiên (Hòa Bình) chỉ hơn 9 phút, thay vì mất 2-3 giờ di chuyển 50km đường bộ.