Sống khỏe » Dinh dưỡng
Truy sát độc xà vì "bản lĩnh đàn ông" !
(10:47:01 AM 28/08/2011)Cánh thợ săn ở vùng Bảy Núi – An Giang cho biết bây giờ nhu cầu “tráng dương bổ thận” của các “thượng đế” ngày một cao hơn. Nếu như giới bình dân lùng mua “sung dược” là những loại côn trùng giá rẻ thì các đại gia lại khoái hàng “độc”, trong đó mãng xà luôn được ưa chuộng. Loài rắn nào nọc độc càng mạnh, giá càng cao. Vì thế, nhiều thợ săn không ngần ngại đánh cược mạng sống của mình với “tử thần” xứ núi.
Săn lùng ráo riết
Mặt trời khuất dần, màn đêm nhanh chóng bao trùm khắp vùng Bảy Núi hiểm trở, thợ săn trẻ tên Tình cũng vội vã lên đường đi tìm rắn. Tình bảo mục tiêu của anh là rắn hổ mây – chúa tể trong các loài độc xà xứ núi này. “Thời gian gần đây, phong trào săn lùng các loài rắn độc ngày càng rầm rộ ở vùng Bảy Núi. Hổ mây là loài đang có giá và được săn tìm ráo riết nhất” - Tình cho biết.
Chuyến đi săn của chúng tôi kết thúc lúc 3 giờ sáng, khi sương giăng đầy rừng và cây cỏ đã ướt sũng. Chỉ tay về hướng những ánh đèn pha thấp thoáng xa xa dưới chân, trên triền núi, Tình quả quyết: “Mỗi ánh đèn pha là một thợ săn đó”.
Nuốt mật, uống máu tươi
Rạng sáng, cánh bạn hàng đã chờ sẵn ở nhà Tình. “Có rắn hổ mây không?” - một người hăm hở. “Được một con hổ mây trọng trọng. Có cả 3 con rắn hổ mang nè” - Tình đáp. Con rắn hổ mây được bắt ra cân, nặng hơn 0,5 kg. Một bạn hàng không chút ngần ngại, đưa tay tóm gọn con rắn cho vào rọng sắt. Ba con rắn hổ mang nặng gần 2 kg cũng được những người này thu mua ngay.
Ông Sáu, một người quen của chúng tôi vốn là bạn hàng thu gom rắn độc ở vùng Bảy Núi, cho biết rắn sẽ được tuồn vào các quán nhậu quanh vùng, loại lớn sẽ đưa về các TP. Ông Sáu cũng không quên giới thiệu với chúng tôi một số quán nhậu thịt rừng nơi ông bỏ mối rắn hổ mây với mấy thứ rượu thuốc “tráng dương, bổ thận” được cho là giúp cánh mày râu có “công lực thâm hậu”.
Chúng tôi theo chân một đoàn khách sang trọng vào quán nhậu Ng. nổi tiếng ở huyện Tri Tôn - An Giang. Quán Ng. khá chật chội nhưng khách thì luôn tấp nập, phía trước cổng có đến 4 chiếc ô tô 7 chỗ biển số TPHCM án ngự. Liếc qua thực đơn nhưng không thấy các món “độc”, một người kêu cả đoàn đi tìm quán khác. Cô tiếp viên vội xoa dịu bằng “thực đơn miệng”: “Các món “độc” không dám ghi trong thực đơn đâu, sợ cơ quan chức năng kiểm tra sẽ phạt. Mấy anh cần dùng gì thì cứ gọi, quán em có cả, từ chồn, sóc, nai, nhím đến các loại mãng xà. Hôm nay quán có rắn hổ mây xứ núi nữa đó, bổ lắm, mấy anh có thể nuốt mật, dùng tiết canh tươi, còn thịt làm món xào…”.
Cái giá phải trả cho “mốt” ăn chơi thời thượng này cũng rất đáng đồng tiền, bát gạo: Chỉ riêng con rắn hổ mây đã hơn 2 triệu đồng! Một người trong nhóm tặc lưỡi bảo đắt quá nhưng những người khác lại cười xòa. “Muốn tráng dương, bổ thận thì không nên tính toán, sức khỏe là trên hết. Có tiền mà không đủ sức “làm đàn ông” thì hỏng, sống còn gì vui thú” - người đàn ông nuốt mật rắn phán.
Hiểm nguy rình rập
Chúng tôi đến nhà ông Tư N., một thợ săn rắn chuyên nghiệp ở núi Két, xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên, khi ông đi săn vừa về tới. Nghe chúng tôi hỏi chuyện săn rắn, ông N. chỉ tay ra phía sau bếp, nơi vợ ông đang làm thịt một con hổ chuối.
Ông N. cho biết đã hơn 20 năm săn bắt rắn ở vùng Bảy Núi nhưng ông chủ yếu tìm những loại rắn thường, không có nọc độc để bán kiếm tiền. “Gặp rắn độc thì nhanh chóng tránh xa, trừ khi đối mặt bất ngờ không tránh được mới liều mình với chúng, như đêm qua tôi gặp con hổ chuối kia, chứ nguy hiểm lắm. Trước đây, rắn độc đem cho không người ta còn không lấy nói chi là bán nên chẳng ai săn bắt làm gì, không khéo còn nguy hiểm đến tính mạng. Vậy mà thời gian gần đây, người ta lại lùng mua rắn độc với giá cao ngất ngưởng” – ông N. nói.
Hết giết thịt đến ngâm rượu
Theo những người dân sống lâu năm ở vùng Bảy Núi, trước kia rắn ở đây nhiều vô kể. Những năm gần đây, do con người xâm chiếm, khai phá núi rừng làm các công trình xây dựng, nhà ở nên rắn bị mất chỗ ở, phải di chuyển sâu vào trong rừng rậm. Vì muốn tránh mặt con người nên rắn ít khi xuất hiện vào ban ngày, ở những nơi có bàn chân con người đặt tới. Tuy nhiên, nhiều người khẳng định rắn độc ở Bảy Núi vẫn còn rất nhiều.
Các lương y ở An Giang cho biết nhiều người tin rằng rắn độc có sức mạnh ghê gớm nên không chỉ bị giết thịt, chúng còn bị săn lùng ngâm rượu để uống bồi bổ sinh lực. “Rắn càng độc càng bị săn lùng. Vì thế, nhiều loài như hổ mang, hổ chúa, hổ mây, cạp nong, cạp nia… ngày càng bị truy sát để phục vụ các quý ông lắm tiền, nhiều của” – một lương y bức xúc. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
- Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
- Vinamilk:Sữa "Made in Vietnam" sẵn sàng cạnh tranh về chất lượng với quốc tế
- Hành trình đoạt 3 giải thưởng danh giá quốc tế của sữa hút chân không Vinamilk
- 12 năm liên tiếp, vị trí thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất không "đổi ngôi"
- “Đổi mới” và “Phát triển bền vững”-Xu hướng được ngành sữa toàn cầu nhấn mạnh
- Vì sao nước đun sôi để nguội chỉ nên dùng trong ngày?
- Tăng cường hợp tác để nâng cao hiệu quả điều trị, chăm sóc sức khỏe bằng dinh dưỡng
- Ba đơn vị lớn về dinh dưỡng và y tế bắt tay trong hợp tác chiến lược nâng cao sức khỏe cộng đồng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.