»

Chủ nhật, 19/01/2025, 00:12:23 AM (GMT+7)

Sai lầm nguy hiểm khi luộc rau khiến bạn ăn chất độc hàng ngày

(15:50:39 PM 14/04/2015)
(Tin Môi Trường) - Luộc rau tưởng là công việc đơn giản nhất trên đời nhưng cũng đòi hỏi người thực hiện phải hiểu biết để luộc rau sao cho ngon mắt và giữ được đầy đủ chất dinh dưỡng.

 

Cắt rau xong mới rửa


Tốt nhất bạn nên rửa rau xong rồi mới cắt, như thế sẽ đảm bảo lượng vitamin vẫn còn nguyên vẹn. Theo nghiên cứu, vitamin có trong rau thường ở dạng nước nên nếu cắt rau xong mới rửa, bạn đã vô tình "rửa" đi lượng lớn vitamin.

 

Cắt rau xong không luộc ngay


Nếu bạn cắt nhỏ rau củ mà không luộc ngay tức là đang tạo điều kiện để các vitamin có trong rau bị oxy hóa gần hết.


Luộc rau ở nhiệt độ thấp


Luộc rau không đủ lửa không chỉ khiến rau không giữ được màu xanh mát mắt, trở nên vàng vọt trông rất mất ngon mà còn khiến vitamin C và B1 bị bay hơi.


Chần rau xong mới luộc


Nhiều người cẩn thận chần rau vào nước sôi rồi đổ nước đi, sau đó mới luộc rau ở một lần nước sôi mới. Điều này sẽ khiến rau mất đi phần lớn dưỡng chất và bạn sẽ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng lẽ ra sẽ nhận được từ rau.


Đậy vung nồi khi luộc rau


Đậy vung nồi khi luộc rau không hoàn toàn sai mà nó còn giúp bạn giữ lại dưỡng chất của rau.


Tuy nhiên, trong tình hình thực phẩm bị ô nhiễm nghiêm trọng, bạn nên đậy vung nồi cho đến khi nước trong nồi sôi mạnh trở lại sau khi đã cho rau để một phần hóa chất có thể theo hơi nước thoát ra ngoài.


Để rau luộc qua đêm rồi ăn lại


Nếu bạn tiếc rẻ món ăn luộc vừa ngon vừa mát nhưng không ăn hết mà cất lại dù là trong tủ lạnh thì bạn đang biến nó thành chất độc.


Vì khi rau được để qua đêm, hàm lượng nitrate có sẵn trong rau sẽ biến thành nitrite – một chất gây ung thư cực kỳ có hại cho bạn.


Luộc rau nhỏ lửa


Một số người khi luộc hoặc xào nấu rau thường để lửa nhỏ. Như vậy vitamin C và B1 sẽ tiêu tan nếu bị đun nấu lâu. Do đó, khi luộc rau, bạn nên cho vào nước một chút muối, đun to lửa cho đến khi nước sôi sùng sục mới bỏ rau vào, đậy nắp kín.


Theo nhiều nghiên cứu, chút muối giữ được màu xanh của rau, đậy nắp chỉ hao 15% vitamin, mở nắp sẽ hao mất 32%. Đảo một lần nhanh rồi vớt rau ra, ăn khi còn tái vừa ngon vừa bổ.


Không nên luộc nhừ rau quá bởi nhiệt độ làm mất vitamin trong rau. Nếu nấu canh cũng phải chờ nước sôi mới được cho rau vào.


Có một số loại như chưa chuột, cà chua, khi làm salad thì sẽ có nhiều chất dinh dưỡng hơn là khi nấu.


Thời gian luộc quá lâu


Các vitamin có trong rau củ rất "nhạy cảm", nếu được đun nấu dưới ngọn lửa nhỏ trong thời gian dài, nó rất dễ bị phân hủy. Vì thế chuyên gia dinh dưỡng khuyên thời gian luộc rau củ không nên kéo dài, tốt nhất nên đun với ngọn lửa lớn và không nên cho quá nhiều nước để giảm thiểu tổn thất vitamin.


Tích trữ rau xanh quá lâu trước khi sử dụng


Ngày nay, với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật ví dụ như tủ lạnh, bạn có thể dự trữ thực phẩm trong 1 thời gian dài để tiết kiệm thời gian đi chợ.


Tuy nhiên, với rau xanh thì bạn không nên tích trữ trong thời gian quá dài vì như vậy tức là bạn đã đánh mất gần như hết chất dinh dưỡng có trong nó.


Nhất là đối với những loại rau giàu vitamin C như rau ngót, rau cải, bạn chỉ cần để ở nhiệt độ 20 độ C trong vòng 1 ngày thì lượng sinh tố C sẽ bị hao tổn tới 84%.


Hãy hình dung nếu bạn để rau trong tủ lạnh cả vài ngày đến hàng tuần, chắc lúc đó bạn chỉ còn mỗi chất xơ để ăn thôi.


Nhặt bỏ lá rau trước khi luộc


Nhiều bà nội trợ nghĩ rằng nhặt bỏ lá rau chỉ giữ lại gần như là thân rau non sẽ khiến món rau trở nên giòn, ngọt. Nhưng điều đó có nghĩa là bạn đang rất phí phạm bởi dưỡng chất của rau tồn tại trong bộ phận lá rất nhiều.

 

Theo Khỏe & Đẹp
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sai lầm nguy hiểm khi luộc rau khiến bạn ăn chất độc hàng ngày

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

Tin Môi Trường
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

VACNE 30 năm
 Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI