»

Thứ bảy, 18/01/2025, 09:15:15 AM (GMT+7)

Quan tâm đến dinh dưỡng cho học sinh trong mùa dịch, nhiều địa phương triển khai Sữa học đường

(12:40:14 PM 26/09/2020)
(Tin Môi Trường) - Bên cạnh việc thực hiện theo “Thông điệp 5K” do Bộ Y tế khuyến cáo để phòng chống dịch bệnh, các trường học cũng tích cực trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho học sinh để nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe. Tại nhiều địa phương đang triển khai chương trình Sữa học đường trên cả nước, hầu hết phụ huynh cảm thấy yên tâm hơn khi con được bổ sung thêm sữa đều đặn, đảm bảo chất lượng.

Vừa đón các con bước vào năm học mới được chừng nửa tháng nhưng hầu như mọi công tác dạy và học tại trường Mầm non Phú La, Hà Nội đã đi vào nề nếp. Năm nay trường sẽ đón gần 1.000 học sinh nhập học. 

 

Quan[-]tâm[-]đến[-]sinh[-]dưỡng[-]cho[-]học[-]sinh[-]trong[-]mùa[-]dịch,[-]nhiều[-]địa[-]phương[-]triển[-]khai[-]Sữa[-]học[-]đường

 
 
Các con ở lứa tuổi này cần sự chăm sóc toàn diện nhất, nên từ việc ăn uống đến sinh hoạt đều được Ban Giám hiệu và các cô nuôi dạy trẻ lên kế hoạch kỹ càng. Cũng chính vì vậy, trước khi triển khai chương trình sữa học đường, Ban Giám hiệu và các cô giáo cũng tìm hiểu cẩn trọng thông tin về đơn vị cung cấp sữa là Vinamilk, về quy trình sản xuất sữa của công ty. Qua 2 năm thực hiện, 100% giáo viên trong trường đều ủng hộ và bày tỏ tin tưởng về chất lượng sữa học đường do Vinamilk cung cấp. 
   
Quan[-]tâm[-]đến[-]sinh[-]dưỡng[-]cho[-]học[-]sinh[-]trong[-]mùa[-]dịch,[-]nhiều[-]địa[-]phương[-]triển[-]khai[-]Sữa[-]học[-]đường
  
Cô Nguyễn Thị Thanh Nga - giáo viên lớp A1 của Trường chia sẻ: Giáo viên chúng tôi đánh giá rất cao lợi ích của chương trình. Về mặt thể chất các bé đã tăng trưởng chiều cao rất nhiều so với các năm trước mà tôi phụ trách. Điều này được minh chứng qua những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ hằng năm. Cụ thể, qua 1 năm học triển khai chương trình sữa học đường tại trường mầm non Phú La, với tỷ lệ 91% học sinh tham gia, thì sau lần kiểm tra sức khỏe gần nhất thể trạng các con được có cải thiện đáng kể, đạt 95% ở kênh phát triển bình thường, trẻ thừa cân, nhẹ cân đã giảm khoảng 3-4%.
   

Quan[-]tâm[-]đến[-]sinh[-]dưỡng[-]cho[-]học[-]sinh[-]trong[-]mùa[-]dịch,[-]nhiều[-]địa[-]phương[-]triển[-]khai[-]Sữa[-]học[-]đường

 
Tại tỉnh Bình Định, trực tiếp tổ chức cho học sinh uống sữa, cô Cao Thị Lê Hằng, giáo viên Trường mầm non phường Bình Định cho biết: Trong thời gian nghỉ hè, giờ giấc sinh hoạt, ăn uống của các cháu hay bị xáo trộn, có khi không uống sữa thường xuyên do phụ thuộc vào lịch làm việc của cha mẹ và gia đình. Vì vậy, khi đi học lại thì các bé sẽ được các cô tập lại nếp sinh hoạt điều độ phù hợp với độ tuổi và xây dựng thói quen uống sữa đúng giờ. 
 
Hơn nữa, giáo viên còn khéo léo lồng ghép việc dạy kỹ năng sống, rèn nếp sinh hoạt và cách ứng xử lễ phép cho bé trong mỗi giờ uống sữa trên lớp. Chẳng hạn trước khi uống sữa, bé đã nhớ đi rửa tay cho sạch, lúc nhận sữa bé biết nói: “Con xin cô!”, “Con cảm ơn cô!”. Được xếp hàng nhận sữa rồi được các cô dạy cách gấp vỏ hộp sữa để đúng nơi qui định các bé tỏ ra rất thích thú và tự giác thực hiện. Việc gấp vỏ hộp sẽ rèn cho bé thói quen ngăn nắp gọn gàng, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, cô giáo có thể tận dụng các vỏ hộp sữa để cùng học sinh làm các đồ dùng, đồ chơi trang trí góc học tập của lớp mình.
 
Chia sẻ về đề án sữa học đường triển khai tại các trường mầm non và tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội, cô Phạm Thị Kim Huế - Hiệu trưởng trường Mầm non Phú La, Hà Đông, Hà Nội rất hoan nghênh ý nghĩa nhân văn của chương trình bởi các con đều được uống sữa trên lớp bình đẳng như nhau, vừa vui, lại vừa tiết kiệm một phần chi phí cho cha mẹ.
 
Cô Kim Huế cũng thông tin thêm: “Đầu năm học 2020-2021, nhà trường tổ chức buổi họp Ban đại diện phụ huynh của 20 lớp để phổ biến chương trình đầu năm học của các con, đồng thời cũng muốn nắm bắt ý kiến của cha mẹ học sinh về chương trình sữa học đường. Qua cuộc họp, hầu hết các ý kiến đều ủng hộ việc triển khai rộng rãi, “phổ cập" chương trình uống sữa học đường để các con tiếp tục được cải thiện tầm vóc và trí tuệ.” 
 
Còn tại Đà Nẵng, địa phương là “điểm nóng” của làn sóng Covid-19 từ hồi tháng 7, song song với công tác đảm bảo phòng chống dịch, các trường học, đặc biệt là cấp mầm non quan tâm đặc biệt tới việc chăm sóc dinh dưỡng cho học sinh. Trong giai đoạn này, chương trình sữa học đường đã được triển khai ngay ngày đầu đón trẻ quay lại trường sau thời gian giãn cách do dịch bệnh. 
   

Quan[-]tâm[-]đến[-]sinh[-]dưỡng[-]cho[-]học[-]sinh[-]trong[-]mùa[-]dịch,[-]nhiều[-]địa[-]phương[-]triển[-]khai[-]Sữa[-]học[-]đường

 
Cô Lê Phan Quỳnh Chi, giáo viên của trường Bình Minh (Đà Nẵng) phấn khởi cho biết trong ngày đầu đến lớp, các con được chơi cùng nhau, lại được uống sữa nên rất thích thú. “Tôi thấy chương trình Sữa học đường rất nhân văn vì đối với trẻ đang độ tuổi phát triển, được uống sữa giúp các con có sức khỏe tốt hơn. Đặc biệt, với Chương trình Sữa học đường thì được sự hỗ trợ của Nhà nước và doanh nghiệp, nên đã giảm một phần kinh phí cho phụ huynh học sinh”, cô Chi nói thêm.
 
Chị Hồ Thị Diễm Trinh (Đà Nẵng), phụ huynh của học sinh đang theo học lớp Nhỡ 4 tại trường Mầm non Hoa Ban, cho biết: “Vì thuộc diện hộ nghèo nên con tôi được hỗ trợ 100% chi phí uống sữa học đường. Tôi thấy chương trình Sữa học đường rất là hay. Bản thân tôi cũng như những người lao động nghèo khác rất cảm ơn chương trình, cảm ơn Thành phố và công ty Vinamilk giúp đỡ để cho con em chúng tôi được uống sữa đủ đầy ở trường như bao đứa trẻ khác.”  
 
Bày tỏ sự đồng tình với chương trình uống sữa học đường của con, anh Đặng Văn Tuấn là phụ huynh học sinh trường mầm non Phú La cho biết: “Ngay từ những ngày đầu triển khai chương trình cho trẻ uống sữa học đường, gia đình chúng tôi đã đăng kí luôn cho con được uống sữa trên lớp. Tôi thấy chương trình này mang lại nhiều lợi ích cho các con, các con được uống sữa đúng giờ, đúng liều lượng kết hợp với các bữa ăn xen kẽ là rất hợp lý, đủ dinh dưỡng. Được biết nhà cung cấp sữa là Vinamilk thì gia đình chúng tôi thấy hoàn toàn yên tâm về nguồn sữa.”

 

PHƯƠNG KHANH
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Quan tâm đến dinh dưỡng cho học sinh trong mùa dịch, nhiều địa phương triển khai Sữa học đường

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

Tin Môi Trường
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

VACNE 30 năm
 Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI