Sống khỏe » Dinh dưỡng
Nguy cơ lao sơ nhiễm từ sữa bò bẩn
(18:17:40 PM 01/10/2012)
Theo thống kê, trong số 100 người nhiễm lao, khoảng mười người sẽ trở thành bệnh nhân lao. Ở Việt Nam, lao sơ nhiễm thường xảy ra ở trẻ nhỏ và đa số trường hợp chỉ thể hiện bằng triệu chứng không đặc hiệu, có thể nhầm lẫn với nhiều bệnh khác như: ho, sốt, đổ mồ hôi trộm, chậm lớn, biếng ăn, sụt cân…
Những nẻo đường lây bệnh
Vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể gây tổn thương sơ nhiễm bằng ba con đường: Hô hấp: do hít phải các giọt nước bọt chứa vi khuẩn lao mà người bị lao phổi ho khạc ra.
Tiêu hoá: lây nhiễm do uống phải sữa tươi của bò bị lao vú chưa tiệt trùng hoặc tiệt trùng không đúng cách, hay nuốt phải vi khuẩn lao lẫn trong thức ăn, đồ uống khác. Thể đặc biệt là lao sơ nhiễm bẩm sinh, do thai nhi nuốt phải nước ối hoặc dịch âm đạo có vi khuẩn lao từ người mẹ bị lao nội mạc tử cung hoặc lao âm đạo.
Da – niêm mạc: lây nhiễm theo đường này hiếm gặp hơn, vi khuẩn lao có thể xâm nhập những vùng da sây sát, chảy máu hoặc những vùng niêm mạc mắt, họng... bị tổn thương.
Vi khuẩn lao gây tổn thương sơ nhiễm ở nơi xâm nhập: phế nang phổi, niêm mạc ruột, mắt, họng... hoặc hình thành ổ loét sơ nhiễm, sau đó theo đường bạch huyết lan vào các hạch khu vực, phát triển ở đây tạo thành phức hợp sơ nhiễm.
Dấu hiệu mắc bệnh
Tuổi càng nhỏ nguy cơ mắc lao sơ nhiễm càng cao, nhất là trẻ nhỏ chưa tiêm ngừa hoặc trẻ suy dinh dưỡng, còi xương hay nhiễm khuẩn khác. Tuổi thông thường mắc bệnh lao sơ nhiễm là 1 – 5 tuổi. Ở các nước phát triển, bệnh lao không đáng kể, nguồn lây ít, tuổi mắc bệnh cao hơn: 8 – 12 tuổi. Sự tiếp xúc gần gũi với nguồn lây trong gia đình, đặc biệt là người trực tiếp chăm sóc trẻ như người mẹ, người giúp việc bị lao khiến trẻ dễ bị lao sơ nhiễm.
Đa số bệnh nhân lao sơ nhiễm có triệu chứng âm thầm như sốt nhẹ về chiều, mệt mỏi, chán ăn, sút cân, đổ mồ hôi lúc ngủ dù trời lạnh. Những thể nặng có sốt dao động, thân nhiệt thay đổi trên dưới 380C và nhiều biểu hiện toàn thân hơn. Triệu chứng hô hấp: ho dai dẳng, có thể lúc đầu ho khan sau đó ho đàm, hoặc ho ra chất như bã đậu. Khi hạch lớn có thể gây chèn ép: bệnh nhân khò khè khó thở. Ngoài ra lao sơ nhiễm còn biểu hiện nơi khác như đau bụng, tiêu chảy kéo dài, có hạch trong ổ bụng...
Nếu điều trị không kịp thời, lao sơ nhiễm phổi gây biến chứng xẹp phổi, lao phế quản, lao phổi, lao kê phổi, lao xương, lao màng phổi…
Phòng bệnh không chỉ chích ngừa
Tiêm vắcxin BCG cho trẻ sơ sinh là biện pháp tốt ngăn chặn lao sơ nhiễm, nhất là ở các nước bệnh lao còn nhiều như Việt Nam. Ở trẻ đã tiêm ngừa, nếu vi khuẩn lao xâm nhập cũng chỉ gây sơ nhiễm nhẹ, ít có biến chứng nguy hiểm như lao màng não hay lao kê... Tuy nhiên, trẻ đã tiêm ngừa tiếp xúc gần gũi với nguồn lây mạnh vẫn có khả năng lây bệnh. Hiệu quả bảo vệ của BCG khoảng 80%.
Ngoài ra, điều kiện sống của trẻ phải vệ sinh, thông thoáng. Cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, khí trời tự nhiên càng nhiều càng tốt. Những người gần gũi với trẻ nên được kiểm tra sức khoẻ. Khi cho trẻ uống sữa tươi, phải nấu kỹ hoặc dùng sản phẩm tiệt trùng bảo đảm. Phòng chống các bệnh khác như suy dinh dưỡng, còi xương, nhiễm khuẩn, nhiễm virút... Ăn uống đầy đủ chất, trẻ nhỏ nên bú sữa mẹ sớm sau sinh đến 1 – 2 tuổi và ăn dặm đúng cách. Chích ngừa đầy đủ bệnh lao sau sinh và những bệnh khác.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
- Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
- Vinamilk:Sữa "Made in Vietnam" sẵn sàng cạnh tranh về chất lượng với quốc tế
- Hành trình đoạt 3 giải thưởng danh giá quốc tế của sữa hút chân không Vinamilk
- 12 năm liên tiếp, vị trí thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất không "đổi ngôi"
- “Đổi mới” và “Phát triển bền vững”-Xu hướng được ngành sữa toàn cầu nhấn mạnh
- Vì sao nước đun sôi để nguội chỉ nên dùng trong ngày?
- Tăng cường hợp tác để nâng cao hiệu quả điều trị, chăm sóc sức khỏe bằng dinh dưỡng
- Ba đơn vị lớn về dinh dưỡng và y tế bắt tay trong hợp tác chiến lược nâng cao sức khỏe cộng đồng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.