Sống khỏe » Dinh dưỡng
Món ăn trị dị ứng
(08:24:45 AM 23/10/2011)Dễ dị ứng khi gan, thận suy
Khi ăn chất đạm, chất béo và đường, bộ máy tiêu hóa phân hủy các chất này thành acid amin cơ bản rồi tổng hợp lại để duy trì hoạt động cơ thể. Trong quá trình này, cơ thể sinh ra độc tố khiến gan phải hoạt động để làm vô hại chất độc, đẩy chúng ra ngoài theo đường đại tiện, tiểu tiện và mồ hôi.
Nếu chức năng gan kém, thận sẽ làm việc hết công suất để bài tiết chất độc. Khi cả chức năng tiêu độc và bài tiết của gan, thận suy yếu cộng với sức khỏe giảm sút, cơ thể dễ bị phong (gió), nhiệt (nóng), thấp (ứ nước); gây ngứa dị ứng, mày đay như: mụn nhọt, trứng cá, u bã đậu, lở ngứa…
Nhiều loại trái cây có thể chế biến món ăn có tác dụng trị mày đay. Ảnh: XUÂN THẢO
Biểu hiện đa dạng
Mỗi cơ thể sẽ phản ứng với một số dị nguyên nhất định nên chất dị ứng ở người này chưa chắc gây dị ứng với người khác. Khi dị ứng với một chất nào đó, không phải độc chất từ chất đó ảnh hưởng lên cơ thể mà chỉ do hệ miễn dịch cảm thấy lạ nên kích hoạt đáp ứng miễn dịch dị ứng. Những người có cha, mẹ hoặc cả hai cùng bị dị ứng thì nguy cơ dị ứng rất cao.
Biểu hiện dị ứng rất đa dạng. Ở thể nhẹ và vừa, da nổi mày đay, đỏ bừng, phù mạch; nôn mửa, quặn bụng, đau bụng, tiêu chảy; hen phế quản, phù thanh quản. Ở thể nặng, cơ thể phản ứng sốc phản vệ ngay sau khi dị ứng.
Tân dược khó trị dứt điểm
Dùng thuốc bôi ngoài da cũng như uống tân dược chỉ hết dị ứng tạm thời, sau một thời gian bệnh sẽ tái phát nên cần điều trị bằng các món ăn có tính thanh nhiệt, giải độc, nhuận gan.
- Để trị mày đay thì dùng đu đủ 100 g, gừng tươi 6 g, giấm gạo 100 ml. Đu đủ gọt bỏ vỏ, thái miếng cho gừng và giấm vào nấu lên, đun nhỏ lửa cho đến khi giấm cạn, lấy đu đủ ra ăn. Dùng 2 lần vào sáng và tối. Một bài thuốc khác nữa dùng nguyên liệu là sơn tra 30 g, mạch nha 15 g, lá tre tươi 15 g, cam thảo 3 g; tất cả cho vào ấm, đổ 500 ml nước sạch vào sắc; bỏ bã lấy nước uống; chia uống 3 lần trong ngày.
Giữ ấm cơ thể về sáng Cũng có thể ngừa dị ứng bằng cách tránh tiếp xúc bụi bặm, lông động vật, phấn hoa, mùi lạ. Không hút thuốc lá; đặc biệt phải giữ ấm cho cơ thể nhất là khi về sáng hoặc mùa lạnh; đeo khẩu trang khi đi đường cũng như khi làm việc trong môi trường nhiều bụi. Nhỏ, xịt mũi khi bị ngạt bằng các thuốc co mạch giúp thông mũi; nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ; uống vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
- Vinamilk:Sữa "Made in Vietnam" sẵn sàng cạnh tranh về chất lượng với quốc tế
- Hành trình đoạt 3 giải thưởng danh giá quốc tế của sữa hút chân không Vinamilk
- 12 năm liên tiếp, vị trí thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất không "đổi ngôi"
- “Đổi mới” và “Phát triển bền vững”-Xu hướng được ngành sữa toàn cầu nhấn mạnh
- Vì sao nước đun sôi để nguội chỉ nên dùng trong ngày?
- Tăng cường hợp tác để nâng cao hiệu quả điều trị, chăm sóc sức khỏe bằng dinh dưỡng
- Ba đơn vị lớn về dinh dưỡng và y tế bắt tay trong hợp tác chiến lược nâng cao sức khỏe cộng đồng
- Uống ca cao, quý cô thay đổi ngạc nhiên sau 8 tuần
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.