Sống khỏe » Dinh dưỡng
Không thức ăn nào cho trẻ thay thế được sữa mẹ
(15:08:45 PM 30/07/2011)Những chiêu quảng cáo “thái quá” của nhiều loại thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng khiến không ít bà mẹ tin rằng sữa ngoài giàu dinh dưỡng hơn sữa mẹ. Thêm vào đó, quá trình đô thị hóa và nhịp sống công nghiệp cùng với suy nghĩ “giữ eo” để làm đẹp của nhiều phụ nữ khiến tỷ lệ trẻ em không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời đang có xu hướng tăng lên. Tình trạng trên ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển của giống nòi.
Tại buổi phát động “Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ” (từ ngày 1 đến ngày 7 tháng 8) TS Lê Trường Giang, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết: “Nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới đã chứng minh chỉ có sữa mẹ mới đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ, sữa mẹ chứa nhiều chất kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho trẻ…”.

TS Trường Giang khẳng định: “Sữa bò dành cho con của bò”, sữa bò hay các loại sữa khác đều không thể thay thế được sữa mẹ vì trong cấu tạo của sữa đã phù hợp với đối tượng mà nó phải nuôi dưỡng.
Trong sữa mẹ, nguồn sữa non lúc mới sinh là vắc-xin và năng lượng quý giá đối với trẻ nó giúp các bé tránh nhiễm trùng do hít phải nước ối, dịch âm đạo khi “vượt cạn” đồng thời chống được đói rét. Vì vậy bác sĩ khuyến cáo các bà mẹ nên cho trẻ bú sớm 30 phút hoặc 1 giờ đầu sau sinh. Bên cạnh đó, cho trẻ bú sớm sẽ kích thích tuyến vú sản xuất sữa đồng thời giúp tử cung của người mẹ co sớm, hạn chế mất máu sau đẻ.
Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ đảm bảo chi sự phát triển toàn diện của bé mà còn mang lại lợi ích kinh tế lớn nhờ tiết kiệm được khoản chi phí để mua sữa ngoài. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng Quốc gia hiện số trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu chỉ đạt 19,4% chủ yếu tập trung ở nông thôn và khu vực vùng sâu vùng xa.
Nguyên nhân trực tiếp tác động đến tình trạng trên là do nhận thức về tầm quan trọng của sữa mẹ đối với trẻ chưa cao, luật lao động hiện hành chỉ cho phép phụ nữ nghỉ hậu sản trong vòng 4 tháng đã không cho phép các bà mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa của mình trong vòng 6 tháng đầu…
Ngành y tế khuyến nghị cần xây dựng chính sách nghỉ hậu sản 6 tháng để tạo điều kiện cho các bà mẹ chăm sóc con mình tốt hơn, đồng thời khuyến cáo chị em phụ nữ không nên cai sữa trước 12 tháng mà nên cho con bú từ 18 đến 24 tháng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
-
Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
-
Vinamilk:Sữa "Made in Vietnam" sẵn sàng cạnh tranh về chất lượng với quốc tế
-
Hành trình đoạt 3 giải thưởng danh giá quốc tế của sữa hút chân không Vinamilk
-
12 năm liên tiếp, vị trí thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất không "đổi ngôi"
-
“Đổi mới” và “Phát triển bền vững”-Xu hướng được ngành sữa toàn cầu nhấn mạnh
-
Vì sao nước đun sôi để nguội chỉ nên dùng trong ngày?
-
Tăng cường hợp tác để nâng cao hiệu quả điều trị, chăm sóc sức khỏe bằng dinh dưỡng
-
Ba đơn vị lớn về dinh dưỡng và y tế bắt tay trong hợp tác chiến lược nâng cao sức khỏe cộng đồng
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.
.jpg)