Sống khỏe » Dinh dưỡng
Chim câu, món ăn tăng cường sinh lực
(08:40:03 AM 27/07/2011)
Bồ câu hầm hạt sen. |
Chim câu còn gọi là chim cu, chim câu, bồ câu nhà, thuộc họ bồ câu (columbidae). Được chia ra nhiều nhóm như bồ câu đưa thư, bồ câu bay lượn, bồ câu cảnh và bồ câu thịt. Chim câu là loại giàu dinh dưỡng nhất là loại chim ra ràng tức chim sau nở đã biết thập thò ở cửa chuồng nên được dùng làm thuốc chữa trị nhiều bệnh với tên thuốc cáp điểu hay gia cáp gồm thịt chim (cáp điểu nhục), tiết chim gọi là cáp điểu huyết, trứng gọi là cáp điểu noãn, còn phân chim gọi là cáp điểu phẩn.
Người ta đã phân tích thành phần trong thịt chim câu thấy đạm chiếm 22,14%, chất béo 1% cùng nhiều khoáng chất. Trứng chứa đạm 9,5%, chất béo 6,4%, cùng hợp chất đường, calci, sắt, phosphorus. Trong tiết chim có nhiều đạm, sắt… phân chim chứa nitơ, amoniac.
Thịt chim bồ câu có tác dụng bổ thận, bổ âm, khu phong giải độc, kiện tì vị (kích thích tiêu hóa), ích khí huyết. Dùng cho trường hợp gây yếu, hư nhược (thiểu dưỡng), lao phổi, tiêu khát, hay quên, mất ngủ, thần kinh suy nhược, dinh dưỡng không tốt, người cao tuổi suy nhược, phụ nữ huyết hư tắc kinh, bế kinh, thống kinh… Tiết chim vị ngọt mặn, tính ấm có công hiệu giải độc, bổ huyết điều kinh... Phân vị đắng, tính ôn có tác dụng giảm đau tiêu ích. Trứng vị ngọt chua mặn, tính bình, có công năng bổ thận, ích khí, dùng trong chứng thận hư, khí hư, đau lưng, mỏi gối, đầu đau hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, vô lực, di hoạt tinh, mất ngủ.
Để áp dụng trong trị liệu bệnh chứng từ chim câu, dưới đây xin giới thiệu những phương tiêu biểu.
Người cao tuổi suy nhược: Dùng món bồ câu hầm kỷ tử, hoàng tinh gồm bồ câu 1 con, câu kỷ tử 24g, hoàng tinh 30g. Làm sạch bồ câu, bỏ ruột cho vào nồi cùng câu kỷ tử và hoàng tinh, đổ đủ nước hầm nhỏ lửa đến nhừ, nêm đủ gia vị mang ra ăn ngày 1 thang.
Hoặc chim bồ câu 2 con, hoài sơn 15g, long nhãn 10g, mộc nhĩ trắng 10g, hạt sen 15g, đông trùng hạ thảo 15g, một ít gừng và đường phèn. Cách làm: chim bồ câu bỏ nội tạng, làm sạch lông để ráo nước. Hạt sen cho vào nồi luộc qua, dùng đũa khuấy nhanh, bóc bỏ vỏ ngoài. Mộc nhĩ trắng ngâm trong nước ấm, rửa sạch. Hạt sen và chim cho vào bát hấp, trên rắc một lớp gừng rồi cho tiếp đông trùng hạ thảo, hoài sơn, long nhãn, mộc nhĩ trắng và đường phèn vào. Đổ nước sôi vào gần đầy bát thì đậy lại, cho bát vào nồi nước sôi hầm cách thủy trong 3 giờ là dùng được. Dùng trong 1 tuần.
Chữa chứng liệt dương, thiếu máu, hoa mắt hay choáng váng: Lấy chim bồ câu non 1 con làm thịt, bỏ lòng ruột, cắt nhỏ, sấy khô giòn, tán bột mịn; đỗ trọng 120g sao tồn tính, tán nhỏ cùng với muối rang 4g. Trộn đều các bột, luyện với mật ong làm thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống hai lần, mỗi lần 15 viên với nước ấm (thuốc bổ thận tráng dương).
Để chữa kinh nguyệt không đều, kinh bế lâu ngày không thông: Lấy tiết chim trộn với bột xơ mướp đốt tồn tính làm thành bánh, phơi khô; khi dùng, tán nhỏ, ngày uống hai lần, mỗi lần 8g với rượu vào lúc đói.
Bổ tỳ, tăng cường khí huyết, nhất là cho người mới ốm dậy. Cách làm: Chim bồ câu non 1 con, làm thịt, bỏ ruột, chặt nhỏ; hoàng kỳ 30g, câu kỷ tử 30g, phơi khô, thái nhỏ, trộn đều, thêm nước, hấp cách thủy cho chín nhừ, thêm gia vị, rồi ăn cái, uống nước. Cứ 3 ngày ăn một lần. Dùng 3-5 lần.
Bồ câu hầm kỷ tử. |
Hỗ trợ chữa đái tháo đường: Lấy thịt bồ câu 1 con nấu chín với mộc nhĩ trắng 15g hoặc hoài sơn 30g và ngọc trúc 20g. Ăn cái, uống nước làm một lần trong ngày, không dùng gia vị, ăn nhạt.
Chữa váng đầu, hoa mắt, tim đập không đều, mất ngủ: Dùng 30g ngũ vị tử, 30g khởi tử, 30g hà thủ ô đem nấu lấy nước, dùng nước thuốc này luộc 4 quả trứng chim bồ câu, gia thêm 100g rượu nếp cái. Khi trứng chín cho thêm 50g đường đỏ, bỏ vỏ trứng, ăn trứng và húp nước lúc còn nóng.
Chữa chứng ra mồ hôi trộm: Dùng một con bồ câu, 20g hoàng kỳ, 25g kỷ tử. Bồ câu làm sạch, bỏ hết nội tạng, rồi cho hoàng kỳ, kỷ tử vào bụng và khâu lại rồi hấp cách thủy. Khi chín bỏ xác hoàng kỳ, kỷ tử, chỉ dùng thịt chim và nước. Dùng 3 lần cách nhau 5 ngày, chứng mồ hôi trộm sẽ đỡ.
Chữa di tinh, mất ngủ (biểu hiện do thận hư, khí hư, đau lưng mỏi gối, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, vô lực): Dùng món trứng bồ câu hầm đông trùng hạ thảo; gồm trứng bồ câu 2-4 quả, trùng thảo 5g, long nhãn 30g, câu kỷ tử 20g, ngũ vị tử 10g. Trứng chim luộc qua bóc bỏ vỏ, cho vào cùng các vị thuốc hầm nhỏ lửa chừng 30 phút. Lấy ra ăn ngày 1 thang.
Chữa xuất tinh sớm, mộng tinh, di tinh: Dùng một con chim bồ câu đực, cắt tiết giữ lại, làm sạch, bỏ nội tạng; hoàng tinh 30g; ích trí nhân 15g; 30g ngũ bội tử; khởi tử 30g; 200ml rượu nếp cái. Hầm chín bằng lửa nhỏ riu riu rồi ăn khi đang còn nóng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
- Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
- Vinamilk:Sữa "Made in Vietnam" sẵn sàng cạnh tranh về chất lượng với quốc tế
- Hành trình đoạt 3 giải thưởng danh giá quốc tế của sữa hút chân không Vinamilk
- 12 năm liên tiếp, vị trí thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất không "đổi ngôi"
- “Đổi mới” và “Phát triển bền vững”-Xu hướng được ngành sữa toàn cầu nhấn mạnh
- Vì sao nước đun sôi để nguội chỉ nên dùng trong ngày?
- Tăng cường hợp tác để nâng cao hiệu quả điều trị, chăm sóc sức khỏe bằng dinh dưỡng
- Ba đơn vị lớn về dinh dưỡng và y tế bắt tay trong hợp tác chiến lược nâng cao sức khỏe cộng đồng
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.