Sống khỏe » Dinh dưỡng
Cây dại mùa lũ trở thành rau sạch hút khách
(13:18:36 PM 10/08/2014)
Điên điển là loài cây họ đậu thân gỗ nhỏ, sống lâu năm ở vùng ngập nước theo mùa. Theo người dân vùng lũ, lá điên điển giàu đạm, còn thích hợp làm thức ăn nuôi cá, dê, thỏ…
Ở miền Tây, điên điển tập trung nhiếu nhất tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An và TP. Cần Thơ… cũng là những nơi nước lũ về nhiều.
Người miền Tây gọi bông điên điển là đặc ân mà thiên nhiên ban tặng riêng cho vùng này. Bông có màu vàng tươi, là thức ăn giàu dinh dưỡng. Mùa điên điển nở rộ khoảng tháng 9-10, trùng với thời điểm lũ lên cao.
Mọc hoang dại, cây cứ "găm" vào đất là phát triển nhanh, cho bông sai.
Chị Nguyễn Thị Tuyết, bán bông điên điển ở xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành – An Giang, cho biết giá bông đầu mùa đang từ 60.000-70.000 đồng/kg, đây là mức giá cao với loại cây dại này, nhưng lại bán rất chạy, vì là món ăn yêu thích. Ở hàng rau của chị, bông điên điển luôn là rau sạch hút khách. Cũng theo chị Tuyết, mức giá trên là chị bán ở chợ, còn tại các siêu thị trong vùng, bông điên điển thường được niêm yết 100.000 đồng/kg, ở các nhà hàng khoảng 130.000 đồng/kg.
Ngoài bán bông tươi, người dân còn làm dưa chua điên điển để bán, với giá 30.000 đồng/hộp 0,5kg.
Theo lý giải của người dân vùng lũ, sở dĩ bông điên điển ngày càng đắt hàng, giá cao là do trước đây, loại này chỉ được xem là món ăn của người dân ở các tỉnh miền Tây khi nước lũ về, nhưng nay nó đã trở thành đặc sản, có mặt trên các bàn tiệc ở nhiều nhà hàng, quán ăn ở đồng bằng sông Cửu Long và TP.HCM.
Ngoài ăn sống, nhúng lẩu chua cá linh hay lẩu mắm kho, làm dưa chua, làm gỏi với tép đồng… bông điên điển còn dùng làm rau ghém ăn với món bún nước lèo, một đặc sản chỉ có ở An Giang và Sóc Trăng vào mùa lũ.
Bông điên điển rất nhỏ, ra thành từng chùm nên người hái phải cẩn thận để bông không bị dập. Người dân miền Tây thường hái vào buổi chiều, lúc trời chạng vạng tối, vì lúc đó bông vừa mới hé nhụy, tươi ngon. Nếu hái vào buổi sáng hoa nở tròn đầy, ong bướm đã lấy mật không còn ngon nữa.
Chị Trần Thị Lệ Bích, ở xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự - Đồng Tháp, cho biết, vào mùa lũ, gia đình có 4 người của chị ngoài việc đánh bắt thủy sản còn đi hái bông điên điển. "Mỗi ngày hái từ 10-12 kg bông đã có thu nhập 500.000 đến 600.000 đồng", chị Bích nói.
Bông điên điển có mùi vị rất riêng, là một món ăn mang nhiều ký ức và hoài niệm với người dân vùng lũ ở miền Tây.
Là loại cây hoang, điên điển rất dễ thích nghi với môi trường, hiếm khi bị sâu bệnh.
Gần đây, một số người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long đã bắt đầu trồng điên điển, nhưng là giống của Đài Loan và Nhật Bản nên ở nhiều chợ miền Tây, loài này giờ được bán quanh năm. Song theo người sành ăn, chỉ có điên điển hoang, ra hoa vào mùa lũ thì mới ngon và có hương vị đặc trưng riêng của loại cây này.
Không chỉ làm thực phẩm, theo nghiên cứu của đông y và kinh nghiệm dân gian của người dân đồng bằng sông Cửu Long, bông điên điển chưng cách thủy với đường phèn, mỗi ngày ăn 100-200 gram liên tục trong nhiều ngày sẽ là một bài thuốc bổ tim hữu hiệu.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
- Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
- Vinamilk:Sữa "Made in Vietnam" sẵn sàng cạnh tranh về chất lượng với quốc tế
- Hành trình đoạt 3 giải thưởng danh giá quốc tế của sữa hút chân không Vinamilk
- 12 năm liên tiếp, vị trí thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất không "đổi ngôi"
- “Đổi mới” và “Phát triển bền vững”-Xu hướng được ngành sữa toàn cầu nhấn mạnh
- Vì sao nước đun sôi để nguội chỉ nên dùng trong ngày?
- Tăng cường hợp tác để nâng cao hiệu quả điều trị, chăm sóc sức khỏe bằng dinh dưỡng
- Ba đơn vị lớn về dinh dưỡng và y tế bắt tay trong hợp tác chiến lược nâng cao sức khỏe cộng đồng
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.