Sống khỏe » Dinh dưỡng
Thứ bảy, 23/11/2024, 07:15:19 AM (GMT+7)
Ăn vỏ tôm lợi hay hại?
(15:41:50 PM 14/10/2017)(Tin Môi Trường) - Rất nhiều người tin rằng vỏ tôm là nơi chứa nhiều canxi nhất nhờ sự cứng cáp nơi vỏ. Nhưng thực ra vỏ tôm không phải là bộ phận chứa nhiều canxi như nhiều người vẫn nghĩ.
>> 10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á >> Dự án Dynapath giành giải thưởng Tác Động Bền Vững Nhất tại cuộc thi Sustainable Hospitality Challenge 2024 toàn cầu >> Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam >> Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật >> Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ
Tôm là một thực phẩm bổ dưỡng, với hàm lượng chất dinh dưỡng không thua bất kỳ loài động vật nào khác.
Vỏ tôm không chứa canxi như mọi người vẫn nghĩ. Ảnh: Internet
Theo các chuyên gia dinh dưỡng từ Viện Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), trong thịt tôm có hàm lượng protein cao, ngoài ra còn rất giàu canxi, photpho, acid béo và nhiều khoáng chất khác nữa. Theo Hướng dẫn chế độ ăn uống 2010 của USDA cho người Mỹ, khuyến cáo nên tăng lượng hải sản ăn vào bằng cách thay thế thịt hoặc gia cầm bằng thủy sản, trong đó có tôm.
Bởi vậy chất dinh dưỡng cao nên tôm góp mặt trong nhiều bữa ăn của các gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Các bà nội trợ vẫn luôn tin rằng vỏ tôm chứa rất nhiều canxi vì sự cứng cáp của lớp vỏ tôm. Để giải đáp điều này, PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, ĐH Bách Khoa) cho biết: “Tôm là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và giàu canxi, tuy nhiên vỏ của tôm không hề giàu canxi như những lời đồn thổi. Thực chất trong xương động vật mới có canxi và nguồn canxi chính của tôm chủ yếu ở thịt, chân và càng. Còn vỏ tôm chỉ là chất kittin (một dạng polymer) tạo nên vỏ của các loại giáp xác chứ không chứa nhiều canxi, thậm chí chất này khi ăn vào còn khó tiêu hóa”, PGS Thịnh nói.
PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh khuyên chúng ta nên ăn nhiều hải sản hơn thay vì ăn thịt, cá. Bởi hải sản đóng góp một loạt các chất dinh dưỡng, đặc biệt là acid béo omega-3, acid eicosapentaenoic (EPA) và docosahexaenoic acid (DHA).
Chúng ta cũng không nên bắt ép trẻ em ăn tôm cả vỏ bởi nó không cần thiết, vì vỏ tôm cứng nên trẻ không nhai hết được khiến trẻ biếng ăn, thêm vào đó dễ đem đến nguy cơ hóc vỏ tôm.
Theo NGUYÊN HÀ (PLO)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
- Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
- Vinamilk:Sữa "Made in Vietnam" sẵn sàng cạnh tranh về chất lượng với quốc tế
- Hành trình đoạt 3 giải thưởng danh giá quốc tế của sữa hút chân không Vinamilk
- 12 năm liên tiếp, vị trí thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất không "đổi ngôi"
- “Đổi mới” và “Phát triển bền vững”-Xu hướng được ngành sữa toàn cầu nhấn mạnh
- Vì sao nước đun sôi để nguội chỉ nên dùng trong ngày?
- Tăng cường hợp tác để nâng cao hiệu quả điều trị, chăm sóc sức khỏe bằng dinh dưỡng
- Ba đơn vị lớn về dinh dưỡng và y tế bắt tay trong hợp tác chiến lược nâng cao sức khỏe cộng đồng
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.