Sống khỏe » Dinh dưỡng
Ăn quá nhạt cũng gây hại sức khỏe như ăn mặn
(09:30:21 AM 03/11/2014)
Theo các chuyên gia, thành phần natri trong muối (một phân tử muối bao gồm 1 nguyên tử natri liên kết với 1 nguyên tử clo), với hàm lượng phù hợp, là một khoáng chất thiết yếu giúp cơ thể của chúng ta duy trì tình trạng sức khỏe tốt.
Tồn tại chủ yếu trong máu và trong các chất dịch bên ngoài và bên trong tế bào, natri giữ vai trò sống còn đối với các chức năng cơ và thần kinh bình thường, cũng như rất cần để duy trì tình trạng cân bằng chất lỏng bình thường bên trong và quanh các tế bào. Khi hàm lượng natri trong cơ thể trở nên quá cao hoặc quá thấp, sự mất cân bằng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tật phát triển.
Nguồn cung cấp natri cho cơ thể là từ thức ăn và đồ uống chúng ta hấp thu. Và natri được bài tiết chủ yếu thông qua quá trình toát mồ hôi và tiểu tiện.
Các quả thận của chúng ta duy trì hàm lượng natri phù hợp trong cơ thể, thông qua việc điều phối lượng natri thải loại ra nước tiểu. Tuy nhiên, khi lượng natri hấp thu và bài tiết không cân bằng, tổng lượng natri trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Các thay đổi về lượng natri trong cơ thể tác động trực tiếp đến thể tích máu (lượng nước chứa trong máu) của chúng ta.
Vì vậy, khi chúng ta ăn quá nhạt, tức là hấp thu không đủ lượng natri cần thiết, thể tích máu trong cơ thể sẽ giảm xuống. Điều này sẽ dẫn tới sự sụt giảm huyết áp tương ứng - chứng giảm huyết áp hay xuống máu.
Khi thể tích máu bắt đầu trở nên thấp đi, các tuyến yên và thượng thận của chúng ta sẽ bài tiết các hoóc môn khiến thận giữ lại natri và nước nhằm tăng thể tích máu. Nếu tình trạng này không được hiệu chỉnh theo thời gian, nó có thể dẫn tới các vấn đề về thận cũng như sự làm việc quá sức của tuyến thượng thận.
Áp huyết thấp cũng có thể khiến nhịp tim của chúng ta tăng lên, gây choáng và sốc.
Ngoài ra, lượng natri trong máu thấp cũng có thể ảnh hưởng tới bộ não, vốn nhạy cảm cao trước các thay đổi về nồng độ natri. Khi não bị ảnh hưởng, chúng ta có thể cảm thấy bản thân ngủ lịm hoặc rối loạn. Nếu tình hình trầm trọng hơn, cơ thể sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng co giật cơ. Trong những trường hợp nghiêm trọng, hậu quả của việc thiếu natri có thể là trạng thái ngẩn ngơ, hôn mê và thậm chí tử vong.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
- Vinamilk:Sữa "Made in Vietnam" sẵn sàng cạnh tranh về chất lượng với quốc tế
- Hành trình đoạt 3 giải thưởng danh giá quốc tế của sữa hút chân không Vinamilk
- 12 năm liên tiếp, vị trí thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất không "đổi ngôi"
- “Đổi mới” và “Phát triển bền vững”-Xu hướng được ngành sữa toàn cầu nhấn mạnh
- Vì sao nước đun sôi để nguội chỉ nên dùng trong ngày?
- Tăng cường hợp tác để nâng cao hiệu quả điều trị, chăm sóc sức khỏe bằng dinh dưỡng
- Ba đơn vị lớn về dinh dưỡng và y tế bắt tay trong hợp tác chiến lược nâng cao sức khỏe cộng đồng
- Uống ca cao, quý cô thay đổi ngạc nhiên sau 8 tuần
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.