Sống khỏe » Dinh dưỡng
7 cách ăn sữa chua sai trầm trọng rất nhiều người mắc
(13:59:39 PM 27/04/2014)
1. Ăn bao nhiêu cũng được
Một số người đặc biệt thích sữa chua, nhưng cũng giống như bất kì loại nước uống nào được dùng trong bữa ăn, nhiều người cảm thấy, ăn sữa chua làm cho bụng khó chịu. Nếu ăn ít thì tốt, nhưng nếu ăn nhiều thì có thể dẫn đến tăng cân. Bản thân sữa chua cũng chứa một lượng nhiệt nhất định, sau khi ăn uống sữa chua, một lượng calo tương đương sẽ được bổ sung vào cơ thể khiến bạn tăng cân.
Hơn nữa, ăn quá nhiều sữa chua khiến các axit dịch vị tăng quá mức gây ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày và các enzym tiêu hóa. Quá trình này kéo dài sẽ làm cho bạn không còn cảm thấy ngon miệng khi ăn các món ăn khác và phá hủy sự cân bằng điện phân của cơ thể. Đặc biệt, tình trạng dư thừa axit dạ dày còn khiến bạn lạnh bụng, cồn cào, đầy bụng và không ăn được nhiều.
2. Không bao giờ làm nóng sữa chua
Sữa chua là do lên men, do đó thường được lưu trữ trong tủ lạnh. Vào mùa đông, vì rất muốn ăn sữa chua nên nhiều người nghĩ rằng giá mà có thể làm cho sữa chua nóng lên thì tốt. Nhưng hầu hết mọi người nghĩ rằng làm nóng sữa chua sẽ làm mất giá trị dinh dưỡng của nó.
Người ta cho rằng không được làm nóng sữa chua vì như vậy sẽ giết chết hầu hết các vi khuẩn tạo axit lactic có trong sữa chua, và làm tăng tính axit trong ruột. Trong thực tế, sữa chua hoàn toàn có thể được kết hợp để uống cùng các thức uống nóng khác, vì sữa chua nóng còn làm tăng hoạt động của vi khuẩn acid lactic, tốt hơn cho sức khỏe.
3. Không trộn sữa chua với đồ ăn thức uống khác
Ngày nay, người ta không chỉ ăn uống sữa chua như một thứ nước giải khát mà sữa chua còn được kết hợp trong một số món ăn. Sữa chua phù hợp với rất nhiều thực phẩm, đặc biệt là bữa ăn sáng với bánh mì, đồ ăn nhẹ, giàu dinh dưỡng và có vị ngon đặc biệt.
Tuy nhiên, không nên ăn sữa chua cùng với kem. Không ăn sữa chua cùng các loại thịt mỡ, xúc xích, thịt xông khói. Bởi qua chế biến, các loại thịt sẽ có chất nitrat (nitro) khi kết hợp cùng sữa chua sẽ tạo thành chất nitrosamine là chất gây ung thư. Ngoài ra, sữa chua không được dùng cùng với một số loại thuốc nhất định, chẳng hạn như chloramphenicol, erythromycin, kháng sinh, sulfonamides, vì nó có thể giết chết hoặc tiêu diệt vi khuẩn acid lactic trong sữa chua.
4. Ăn sữa chua lúc đói
Khi đói, tính axit trong dạ dày càng dễ tiêu diệt các vi khuẩn axit lactic trong sữa chua, do đó, tác dụng của sữa chua sẽ bị giảm đi rất nhiều. Tốt nhất nên ăn sữa chua lúc 1-2 giờ sau bữa ăn, bởi đây là lúc dịch dạ dày đã được pha loãng và tính axit hoặc kiềm trong dạ dày sẽ làm cho các vi khuẩn axit lactic tăng trưởng thích hợp nhất.
5. Nghĩ rằng sữa chua tốt hơn sữa
Sữa chua là được hình thành qua quá trình lên men của sữa, vì vậy nhiều người tin rằng sữa chua có nhiều chất dinh dưỡng hơn sữa. Trên thực tế, từ góc độ dinh dưỡng, sự khác biệt giữa hai loại sữa này không phải là rất lớn. Nhưng cần công nhận rằng sữa chua tốt cho tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng hơn so với sữa nói chung.
Ngoài ra, cơ thể một số ít người không thể hấp thụ và tiêu hóa lactose trong lactase có trong sữa, thậm chí còn cảm thấy khó chịu dạ dày hoặc tiêu chảy sau khi uống sữa, vì vậy, sữa chua là sản phẩm thay thế hoàn hảo hơn.
6. Ăn sữa chua để giảm cân
Một số chị em không thể làm chủ trọng lượng cơ thể mình tin rằng sữa chua là một "viên thuốc ăn kiêng". Mặc dù sữa chua có chứa hoạt động cao của vi khuẩn axit lactic có một số tác dụng nhất định trong việc giảm cân, nhưng đó là bằng cách điều chỉnh sự cân bằng của vi khuẩn trong cơ thể, thúc đẩy nhu động dạ dày ruột, làm giảm bớt táo bón.
Ở một mặt khác, sữa chua thúc đẩy sự thèm ăn. Hơn nữa, trong sữa chua có lượng nhiệt cao hơn so với sữa nên trong nhiều trường hợp lượng calo trong sữa chua còn làm cho chị em tăng cân nhanh hơn.
7. Tưởng rằng ai cũng có thể uống sữa chua
Sữa chua hỗ trợ cho tiêu hóa, điều tiết sự cân bằng vi khuẩn trong cơ thể, một số nghiên cứu còn chứng mình là sữa chua có chứa protein với các vitamin có thể giúp cải thiện vẻ đẹp thẩm mỹ.
Nhưng sữa chua không thích hợp cho tất cả mọi người. Đặc biệt là khi bạn bị tiêu chảy hoặc các triệu chứng bệnh đường ruột khác. Trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn sữa chua, bởi trong giai đoạn phôi thai, hệ thống tiêu hóa phát triển chưa hoàn thiện, hàng rào niêm mạc dạ dày không phải là hoàn hảo, acid dạ dày và pepsin hoạt động là thấp, vì vậy không thể tiêu hóa sữa chua. Bệnh nhân tiểu đường, xơ vữa động mạch, viêm túi mật, bệnh nhân viêm tụy cũng không nên ăn sữa chua có đầy đủ đường và chất béo, vì nó sẽ khiến bệnh nặng hơn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
- Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
- Vinamilk:Sữa "Made in Vietnam" sẵn sàng cạnh tranh về chất lượng với quốc tế
- Hành trình đoạt 3 giải thưởng danh giá quốc tế của sữa hút chân không Vinamilk
- 12 năm liên tiếp, vị trí thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất không "đổi ngôi"
- “Đổi mới” và “Phát triển bền vững”-Xu hướng được ngành sữa toàn cầu nhấn mạnh
- Vì sao nước đun sôi để nguội chỉ nên dùng trong ngày?
- Tăng cường hợp tác để nâng cao hiệu quả điều trị, chăm sóc sức khỏe bằng dinh dưỡng
- Ba đơn vị lớn về dinh dưỡng và y tế bắt tay trong hợp tác chiến lược nâng cao sức khỏe cộng đồng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.