Nặng lòng với chim muông
(07:52:00 AM 19/12/2011)
Những loài chim quý được ông Nguyễn Hoàng Na trị thương và thuần dưỡng - Ảnh: C.Q. |
Đó là vườn chim ở khóm 9, thị trấn Năm Căn (huyện Năm Căn, Cà Mau) của ông Nguyễn Hoàng Na mà người ta hay gọi thân mật là ông Tư Na. Từ con số khoảng 200 công (200.000m2) rừng trên đất vuông tôm từ lúc chim mới kéo về, giờ con số ấy đã là 300 công do ông không ngừng mua đất của các hộ lân cận để phát triển rừng, bảo tồn các loài chim quý.
Đất có lành, chim mới đậu
Sau cơn bão Linda năm 1997, nhiều khu rừng ngập mặn ở Cà Mau bị tàn phá nghiêm trọng, nhưng lạ thay rừng trong vuông tôm của ông Tư Na không bị hư hại nhiều. Ông coi đó là may mắn. Rồi một ngày nắng đẹp cuối năm, chim muông tự dưng lũ lượt bay về khu rừng nhà ông. Lòng dạ ông Na như tơ vò bởi chim kéo đàn về thì tôm cá trong vuông thể nào cũng bị chúng ăn sạch.
Sẽ hỗ trợ ông Na bảo vệ vườn chim Ông Lê Hoàng Linh, chủ tịch UBND thị trấn Năm Căn, cho biết: ”Việc làm của ông Tư Na rất đáng trân trọng. Chúng tôi sẽ chỉ đạo lực lượng liên quan hỗ trợ ông bảo vệ tốt vườn chim lớn có một không hai này. Hiện địa phương cũng rất ủng hộ việc các công ty du lịch liên kết với ông Na phát triển khu vườn chim thành nơi du lịch sinh thái trên cơ sở vẫn đảm bảo, bảo tồn được các loài chim”. |
“Biết vuông tôm nhà tôi chim chóc về nhiều, vài thợ săn địa phương lén vô rừng nã đạn. Vài con bồ nông, điên điển, diệc móc... dính đòn chưa bị chết sà xuống nhà tôi. Nhìn cảnh đó mà tội lắm. Tôi băng bó vết thương, làm chuồng thuần dưỡng chúng, giờ con nào cũng khỏe mạnh, thả ra ngoài cũng không chịu bay” - ông Na nhớ lại những ngày đầu gầy dựng vườn chim như một cái duyên.
Không chỉ thế, hằng ngày ông vẫn đi ra vườn chim của mình để kiểm tra và con nào bị bệnh chẳng may rơi xuống đất đều được ông đem vào chữa trị. Bởi thế không lấy làm lạ khi tại khuôn viên vườn chim của ông có hai chuồng với nhiều loài như diệc, cồng cộc, cuốc, giang sen... vốn là những chú chim yếu ớt bị rớt xuống rừng trước đây được ông thuần dưỡng và sẵn đó để cho bà con đến đây tham quan.
Chim về mỗi ngày một nhiều, một mình ông Na không thể nào lo xuể. Vì thế, từ nhiều năm trước ông đã thuê thêm bốn người phụ trông coi đàn chim. Vườn chim được trông coi kỹ nên chim dần dà sinh sôi bầy đàn, có khoảng vài chục loài và bây giờ ước tổng đàn cả trăm nghìn con.
Chưa bằng lòng, ông thuê người mua cây về giặm thêm rừng nhưng vẫn không đủ chỗ ở cho chúng, thế là ông bỏ tiền sang thêm 80 công vuông cặp bên, mở rộng miếng đất gần 300 công như hiện nay để cho chim cò trú ngụ.
Quen hơi
Lần trở lại nhà ông Tư Na vào đầu tháng 12, chúng tôi thử nói khích ông “thịt” một con cồng cộc trong chuồng thuần dưỡng để đãi khách, ông liền gạt ngang: “Dưới vuông tôm của tao mày muốn ăn thứ gì cũng được, còn làm thịt chim cò thì lấy hộp quẹt đốt nhà tao còn hơn”.
Gần 15 năm gìn giữ vườn chim, cũng là ngần ấy năm ông lặn lội ra vào rừng hằng ngày với chúng nên chúng cũng quen dáng ông. “Người nhà này ra rừng thì tụi nó im thin thít, còn người lạ mặt mà lẻn vô, tụi nó bay dáo dác trên đọt cây mắm, đước... hô hoán vang động cả góc trời. Chừng nào tôi hoặc mấy người làm chạy ra tới nơi chúng mới yên” - ông Tư nói.
Vườn chim thu nhỏ của nhà ông Tư Na cách thị trấn Năm Căn khoảng 4km, đến được bằng xe gắn máy hoặc phương tiện thủy. Năm 2010, nơi này được Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Cà Mau công nhận là một trong những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn trong các tour du lịch về thăm Đất Mũi và đã đưa vào danh sách các điểm du lịch phát cho khách tham quan khi đến Cà Mau... '
Nhiều đoàn khách đến tham quan đánh giá đây là một trong hai vườn chim lớn nhất ở Cà Mau hiện nay.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.