Mưu sinh từ những con trìa
(14:48:53 PM 04/07/2011)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Đeo bên mình một cái thùng xốp, khắp người được phủ kín bởi áo mưa, khẩu trang, nón lá… nhiều người phụ nữ sống hai bên bờ phá Tam Giang mưu sinh bằng nghề bắt trìa.
>> Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh >> Rác thải khẩu trang - điểm hội tụ của các đại dịch >> Sử dụng khẩu trang thế nào để không tạo ra gánh nặng cho môi trường? >> Ý tưởng độc đáo từ tái chế khẩu trang đã qua sử dụng >> Trung ương yêu cầu Thừa Thiên Huế xử nghiêm thủy điện Thượng Nhật
Trong cái nắng chói chang của một buổi trưa hè tháng 6, chúng tôi về đến bến đò Cồn Tộc (Quảng Lợi, Quảng Điền, Thừa Thiên-Huế). Nhìn ra mặt nước mênh mông, thấy có khoảng 100 chiếc nón nhấp nhô và những cái thùng phao trắng nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Hỏi ra, mới biết đó là những phụ nữ đang bắt trìa (một loại hến) trên phá Tam Giang.
Bắt trìa là nghề mưu sinh chính của nhiều phụ nữ hai bên bờ phá Tam Giang
Mệ Văn Thị Thắm (thôn An Gia, Quảng Phước, Quảng Điền) năm nay đã 65 tuổi cho biết: “Tui bắt trìa đã 40 năm nay. Hồi mới lấy chồng, ruộng đất ít ỏi, cuộc sống gia đình còn khó khăn, tui lại không có nghề nghiệp nên đi bắt trìa để phụ giúp kinh tế gia đình. Giờ đây tui cũng đã già, lại sống một mình nên không biết việc gì làm ngoài đi bắt trìa kiếm sống.
Bữa trước, giá trìa còn rẻ, chỉ khoảng 1-2 nghìn đồng/kg. Ba năm trở lại đây, giá trìa tăng cao, khoảng 3,5 nghìn đồng/kg nên người đi bắt trìa đông hơn. Mỗi bữa đi bắt được khoảng 20-30kg trìa, tương đương hơn 70.000 nghìn đồng. Ở tuổi tui, một ngày kiếm được chừng đó là mừng lắm rồi”.
Chị Lê Thị Thương (Quảng Lợi, Quảng Điền) chia sẻ: “Ngày trước khi còn khỏe mạnh, hai vợ chồng còn sức đi làm thuê trang trải cuộc sống gia đình. Giờ đây, khi con cái đang độ tuổi ăn tuổi học nên càng tốn kém. Thu nhập chính chỉ dựa vào chồng nên cuộc sống còn khó khăn. Tui thì yếu không biết làm việc gì cho ra tiền nên đành phải đi bắt trìa”.
Ông Nguyễn Trường, Chủ tịch UBND xã Quảng Lợi cho biết: “Nghề bắt trìa thuờng diễn ra vào mùa nắng, khoảng từ tháng 2 đến tháng 8. Nghề này đã có từ lâu. Phần lớn người bắt trìa là người không có nghề nghiệp ổn định. Hiện tại, toàn xã có hơn 100 phụ nữ sống với nghề bắt trìa”.
Thời gian bắt trìa thường theo con nước từ lúc 8 giờ sáng đến 3 giờ chiều, vì lúc đó trời ấm, ngâm mình dưới nước thì người mới đỡ lạnh. Trìa nhiều và to thường có ở những đoạn nước sâu. Ở đó, người bắt trìa không thể dùng tay bắt mà trìa được bắt bằng chân. Chân dẫm dưới đáy nước, quơ đi quơ lại thấy khối gì cưng cứng thì dùng chân kẹp lên.
Chị Thương còn cho biết: “Bắt trìa sợ nhất là đi một mình, nếu sơ sẩy gặp phải những vùng nước sâu thì chết như chơi. Bắt trìa dùng bằng chân để “kẹp” nên chuột rút cũng hay xảy ra nhất là khi trời lạnh. Bọn tui đi bắt trìa thường đi thành nhóm, một nhóm từ 5- 6 người, để có gì còn giúp đỡ nhau được”.
Theo Đức Quang (Thừa Thiên-Huế Online)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.