(Tin Môi Trường) - Khẩu trang và khẩu trang y tế dùng một lần được xem là vật bất ly thân tại nhiều quốc gia trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Con người phụ thuộc nhiều vào những vật dụng bé nhỏ này. Tuy nhiên, việc xử lý rác thải khẩu trang lại đang gặp phải áp lực vô cùng lớn.
Những chiếc khẩu trang trôi dạt đến quần đảo không người Soko, Hongkong. (Ảnh: Reuters)
Trên thế giới, ước tính có khoảng 129 tỉ chiếc
khẩu trang dùng một lần được sử dụng mỗi tháng, 3 triệu chiếc mỗi phút hay 50.000 chiếc mỗi giây, tùy cách định lượng. Một nghiên cứu riêng biệt báo cáo rằng 3,4 tỷ
khẩu trang bị vứt bỏ mỗi ngày, trong đó Châu Á vứt bỏ 1,8 tỷ
khẩu trang mỗi ngày, số lượng cao nhất so với bất kỳ châu lục nào trên toàn cầu. Trung Quốc, với dân số lớn nhất thế giới (1,4 tỷ người) bỏ gần 702 triệu chiếc
khẩu trang mỗi ngày. Những chiếc
khẩu trang đó là loại dùng một lần, đủ rẻ để dùng một lần rồi vứt đi.
Nhưng chúng không thực sự biến mất
Khẩu trang được làm từ nhiều sợi nhựa, chủ yếu là polypropylene, sẽ tồn tại trong môi trường trong nhiều thập kỷ, có thể là nhiều thế kỷ, phân mảnh thành các vi nhựa và nhựa nano ngày càng nhỏ. Theo một nghiên cứu trên tạp chí Environmental Advances, một chiếc
khẩu trang có thể thải ra tới 173.000 sợi nhỏ mỗi ngày ra biển. Tiến sĩ Elvis Genbo Xu, nhà nghiên cứu về chất độc môi trường nhận định “Khẩu trang dùng một lần có thể tích tụ và giải phóng các chất hóa học và sinh học có hại, chẳng hạn như hợp chất BPA, kim loại nặng, cũng như các vi sinh vật gây bệnh”.
WHO chưa đưa ra văn bản hướng dẫn cập nhật nào về việc xử lý rác thải khẩu trang. Ngoài ra, không có hệ thống khép kín để tái chế khẩu trang, không tồn tại một quy trình mà
khẩu trang có thể tái chế trở thành
khẩu trang mới - một cách hợp pháp và đủ quy chuẩn an toàn về sinh.
Điểm đến cuối cùng
của những chiếc
khẩu trang này là các bãi chôn lấp hoặc đốt rác, nhưng cũng có nhiều
khẩu trang dùng một lần bị vứt ra đường, xả xuống bồn cầu, trôi xuống cống, hoặc xả ra sông, ra biển. Các nhà khoa học đã ghi nhận sự hiện diện
của chúng trên các bãi biển Nam Mỹ, cửa sông ở Vịnh Jakarta, ở Bangladesh, trên bờ biển Kenya và trên quần đảo Soko không người ở Hồng Kông. Khẩu trang làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước đường phố từ Thành phố New York đến Nairobi, và làm nghẹt máy móc trong hệ thống thoát nước thành phố ở Vancouver, British Columbia. Tất cả đã làm trầm trọng thêm "đại dịch" ô nhiễm rác thải nhựa, đe dọa tới sự sống
của con người lẫn các loài động vật hoang dã.
Tình nguyện viên nhặt khẩu trang bị vứt bỏ ở thành phố Odense, Đan Mạch. (Ảnh: TS. Elvis Genbo Xu)
Trên thực tế, các vấn đề với nhựa tái chế không phải là mới, từ năm 2015 đến năm 2018, Mỹ chỉ tái chế được 8,7% trong số rác thải nhựa
của nước này. Một khi nhựa đi vào môi trường, phải mất hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm để phân hủy. Do bản chất
của nhựa, ước tính khoảng 79% vật liệu này đã tích tụ trong môi trường tự nhiên và các bãi chôn lấp
của từ trước đại dịch.WWF gần đây đã ước tính rằng ngay cả khi chỉ một phần trăm
khẩu trang được vứt bỏ không đúng cách, 10 triệu chiếc sẽ tồn tại trong môi trường tự nhiên mỗi tháng. Các nhà môi trường lo sợ rằng thế giới sẽ sớm có nguy cơ có nhiều
khẩu trang hơn sứa (tính theo trọng lượng) tồn tại trong đại dương
của chúng ta.
Hiện nay, các nhà môi trường có lý do chính đáng để lo ngại về những rủi ro có thể phát sinh từ nhựa lẫn từ coronavirus sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng thế nào để môi trường sống. Những chính sách được ban hành do bối cảnh COVID-19 như luôn đeo
khẩu trang nơi cồng cộng, hay quy định xử phạt hành chính với những cá nhân không đeo khẩu trang... đang góp phần vào việc sử dụng ngày càng nhiều nhựa dùng một lần, đẩy lùi những tiến bộ mà nhiều doanh nghiệp, thành phố và tiểu bang đang thực hiện để giảm thiểu rác thải nhựa một lần trước đại dịch.
Những khẩu trang bị vứt bỏ trong môi trường ở thành phố Odense, Đan Mạch. (Ảnh: Ts.Elvis Genbo Xu)
Các quốc gia đang nỗ lực tìm ra biện pháp tái chế rác thải
khẩu trang thành những vật dụng hữu ích.
Đại dịch đã cho thấy mức độ quan trọng
của việc quản lý rác thải và tái chế đúng cách. Tại Anh, một vài bệnh viện đã mua máy ép rác thành khối
của Tập đoàn Thermal Compaction có trụ sở tại Cardiff. Máy này có thể nấu chảy rác thải từ đồ bảo hộ y tế và
khẩu trang y tế và ép khối. Vật liệu này được dùng làm ghế và bàn để trong vườn trong khuôn viên
của bệnh viện.
Tại Pháp, công ty tái chế Tri-o et Greenwishes đã cung cấp dịch vụ tái chế rác thải
khẩu trang cho khoảng 30 khách hàng, trong đó có các bệnh viện ở Paris, đài truyền hình TF1 và Tập đoàn cung cấp vật liệu xây dựng Saint-Gobain. Cụ thể, công ty cung cấp cho khách hàng các thùng rác đặc biệt để đựng
khẩu trang đã sử dụng, với phí thu rác là 250 euro (7 triệu đồng)/tháng. Sau đó, tại nhà máy tái chế
của công ty, nhân viên trong bộ đồ bảo hộ nhặt
khẩu trang từ các thùng rác này, khử trùng và để trong vòng một tuần trước khi tiến hành các bước xử lý tiếp theo gồm cắt nhỏ, khử trùng và chiết xuất polypropylene có trong
khẩu trang thành những hạt nhỏ để làm thảm trải sàn hoặc phụ tùng bằng chất dẻo khác trong ô tô. Đến nay, công ty Tri-o et Greenwishes đã tái chế 1 tấn rác thải
khẩu trang và hy vọng xử lý 20 tấn nữa cho đến cuối năm.
Ở thành phố Trenton, bang New Jersey (Mỹ), công ty TerraCycle đang bán "thùng rác zero" để đựng
khẩu trang đã sử dụng với giá 88 USD (2 triệu đồng). Những
khẩu trang này sẽ được đưa tới các cơ sở đối tác
của công ty để tái chế thành hạt nhựa nhỏ, tiếp đó đem bán cho các nhà sản xuất để làm ghế dài, phủ sàn hay kệ gỗ.
Tại Australia, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne đang tiến hành thí nghiệm với các giải pháp tái chế rác thải khẩu trang. Sau khi được thu thập, khử trùng và cắt nhỏ,
khẩu trang được trộn với sỏi dùng trong xây dựng để thành một chất liệu chắc khỏe, có độ đàn hồi dùng vào làm đường. Bên cạnh đó, Viện cũng đang nghiên cứu để tái chế rác thải
khẩu trang thành xi măng dùng trong xây dựng.
Tương tự như COVID-19, việc ứng phó với
đại dịch rác thải khẩu trang, rác thải nhựa không thể giải quyết trong một sớm một chiều. Các cá nhân và tổ chức cần biết cách hướng đến sự bền vững, xử lý rác thải có trách nhiệm, nghiên cứu áp dụng các phương pháp tái chế hiệu quả, an toàn cho sức khỏe cộng đồng.