Làng có… 100 thầy thuốc
(10:22:34 AM 13/09/2011)>>Về nơi xây nhà máy điện hạt nhân Việt Nam
Khám bệnh bốc thuốc là việc thường thấy trong các gia đình ở An Nhơn – Phước Nhơn (Trong ảnh, lương y Nguyễn Văn Thừa đang xem bệnh cho bệnh nhân tại nhà.)
Làng thuốc Nam trên miền nắng gió
Ông Thập Tấn, chủ tịch Hội Đông y xã Xuân Hải (Ninh Hải – Ninh Thuận) cho biết, số hội viên của hội hiện nay là 630 người sinh hoạt trong 6 chi hội (làng Phước Nhơn có 4 chi hội và làng An Nhơn có 2 chi hội). Có lẽ, đây là một trong những Hội Đông y cấp xã có đông hội viên nhất cả nước. Đó là chưa kể đến số người theo nghề thuốc nam của hai làng trên chưa vào hội hoặc đã ra khỏi hội vượt xa con số đó rất nhiều.
An Nhơn và Phước Nhơn là hai làng người Chăm của xả Xuân Hải nằm cạnh nhau giữa bốn bề ruộng lúa. Nghề thuốc nam của 2 làng có tự bao giờ chẳng ai biết. Chỉ hay các bài thuốc được lưu truyền trong các dòng tộc đã bao đời nay trên mảnh đất Panduranga này. Mỗi tộc họ có những bài thuốc đặc trị riêng cho các chứng bệnh: Nhà lương y Thập Tấn giỏi nghề chữa rắn cắn, nhà ông Thành Ngọc Huấn chuyên trị sốt rét, đau thần kinh tọa…
Có một điều đặc biệt, gần như tất cả những người đã biết nghề thuốc của làng đều trải qua những cuộc hành trình bắt bệnh bốc thuốc khắp tứ phương. Người ít thì đi vài chuyến, người nhiều thì gắn cả đời với kiếp tha phương, đến khi nào chân chẳng còn đi nỗi nữa mới về lại quê nhà an dưỡng. Từ chục năm trở lại đây, đi bán thuốc dạo đã thành phong trào phát triển mạnh thu hút hầu hết những người làm nghề thuốc của làng. Nghề thuốc nam trở thành nguồn sống chủ yếu của làng. Vậy nên ngày thường làng vẫn thường vắng hoe, chỉ có trẻ con và cụ già ngồi đợi tin người thân nơi xứ lạ.
Xã Xuân Hải chỉ có hai làng nhưng tiêu thụ gần cả tấn thuốc Nam thành phẩm mỗi ngày.
Tiếp chúng tôi dưới rặng dâu trước nhà, thầy thuốc Lương Nhĩ, Chi hội trưởng Chi hội Đông y An Nhơn 2 bộc bạch: “Hơn 60 tuổi, cả đời tui dành cho nghiệp thuốc dạo, không nhớ nỗi đã qua những đâu, đã giúp được bao người. Tui mới thôi đi bán thuốc từ năm trước, giờ lấy việc truyền nghề cho lớp trẻ và góp phần phát triển nghề cổ truyền của làng làm niềm vui”. Tuy nhiều thầy thuốc không còn đi bán thuốc dạo nữa nhưng vẫn có rất nhiều người bệnh ở xa gọi điện đến xin thầy gửi thuốc cho mỗi khi bệnh cũ tái phát. Ông Nhĩ bảo: ấy là cái phúc của người làm thuốc !
Với số lượng thầy thuốc đông đảo đến như thế nên sẽ chẳng có gì ngạc nhiên khi vỏn vẹn hai làng mà có đến 8 đại lý thuốc nam. Trước đây, người làng thường tự đi lấy thuốc ở các vùng núi xung quanh về vừa sử dụng và bán cho các đại lý. Nhưng giờ nguồn thuốc tại địa phương đã cạn. Không hết sao được khi mỗi ngày, các đại lý tại đây bán ra gần cả tấn thuốc thành phẩm. “Bây giờ phải đi tận Bình Thuận, Khánh Hòa hay ra Phú Yên mới mua được thuốc mà chưa chắc đã là loại ưng ý” – lương y Nguyễn Văn Thừa, chủ đại lý Naily bày tỏ nỗi lo lắng.
Ước mơ một thương hiệu làng nghề
Trao đổi với chúng tôi, dược sĩ Nguyễn Xuân Tuyến, chủ tịch hội Đông y tỉnh Ninh Thuận tâm sự: “Thật hiếm có nơi nào mà nghề thuốc lại lưu truyền và phát triển sâu rộng, thành một nghề kiếm sống của cả làng như ở An Nhơn và Phước Nhơn”. Theo điều tra của sở Khoa học và công nghệ tỉnh Ninh Thuận, nghề thuốc của người Chăm có hơn 600 bài thuốc, sử dụng 300 chủng loại cây với trên 600 vị thuốc. Bên cạnh đó còn có rất nhiều bài thuốc “bửu bối” của các dòng tộc.
Hàng năm, các hội viên của Hội Đông y xã Xuân Hải đều được tham dự các lớp tập huấn nghiệp vụ nâng cao tay nghề, lớp châm cứu, dược vật… Đặc biệt, Hội Đông y xã đã tổ chức được Hội nghị Thừa kế thường niên nhằm tạo điều kiện cho các hội viên chia sẻ các bài thuốc gia truyền, cùng nhau học hỏi, bảo tồn và phát huy nghề thuốc của địa phương. Vừa qua, Hội Đông y xã cũng đã hoàn thành 102 bộ hồ sơ xin chứng nhận Lương y dòng tộc với những bài thuốc gia truyền của dòng tộc.
Từ đầu năm 2010 đến nay, dự án bảo tồn và phát triển bền vững nghề thuốc Nam truyền thống của dân tộc Chăm tại Ninh Thuận đã được triển khai. Bước đầu, các hộ dân đã tìm và đưa về trồng tại vườn hơn 40 loại cây thuốc thường dùng. Mới đây, tỉnh Ninh Thuận đã giao cho Hội Đông y xã Xuân Hải 0,5 ha đất tại thôn An Nhơn 1 để làm vườn thuốc Nam với mục đích bảo lưu, nhân giống các loại cây thuốc quý hiếm của địa phương. Mục đích của dự án nhằm giúp cho các hộ dân quen dần với việc tự cung tự cấp nguồn dược liệu, giảm phụ thuộc vào nguồn dược liệu từ tự nhiên đã trở nên cạn kiệt; đồng thời tạo nên một nét đặc trưng của làng nghề thuốc.
Thầy thuốc Lương Nhĩ đang chăm vườn thuốc Nam với nhiều loại cây như nhàu, giần sây, so đũa, chùm ngây…
Nhờ nghề thuốc mà nhiều hộ dân trong làng không chỉ thoát đói nghèo mà còn vươn lên khá giả, bộ mặt thôn xóm đổi sắc rõ rệch nhưng điều đáng buồn là rất nhiều thầy thuốc đang phải phiêu tán hành nghề khắp nơi mà chưa thể tựu trung nơi quê nhà. Điều đó cũng bởi chưa có một thương hiệu làng nghề cho hai làng thuốc nam truyền thống này. “Chính quyền địa phương hết sức ủng hộ, tạo mọi điều kiện có thể để An Nhơn và Phước Nhơn được công nhận là thương hiệu làng nghề thuốc Nam truyền thống. Nếu được vậy, nét độc đáo của địa phương sẽ được nâng lên và nơi đây sẽ trở thành điểm thu hút du lịch kết hợp chữa bệnh lý tưởng” – Chủ tịch xã Xuân Hải Trần Ngọc Phận khẳng định.
Nói đến nghề cổ truyền của người Chăm Ninh Thuận, người ta dễ nghĩ ngay đến nghề gốm cổ ở làng Bàu Trúc, làng Mỹ Nghiệp nổi danh với nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Nghề thuốc Nam đặc sắc của làng Chăm An Nhơn và Phước Nhơn thì lại chẳng mấy ai hay. Lương y Tài Rài - Phó Chủ tịch Hội Đông y xã Xuân Hải phân tích: “Xây dựng một thương hiệu làng nghề thuốc Nam truyền thống là mong mỏi chung của tất cả thầy thuốc tại địa phương.
Điều đó sẽ giúp cho bệnh nhân khi đến đây được tư vấn khám, chữa bệnh đúng thầy, đúng thuốc giảm thiểu tình trạng “tiền mất tật mang”, tạo điều kiện cho người thầy thuốc nghiên cứu sâu hơn, giao lưu học hỏi nâng cao tay nghề để phục vụ tốt hơn”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.