»

Thứ bảy, 18/01/2025, 08:59:27 AM (GMT+7)

Cầu đá 300 năm tuổi đột nhiên biến mất một cách khó hiểu

(19:58:25 PM 08/10/2018)
(Tin Môi Trường) - Chiếc cầu đá với tuổi đời hơn 300 năm đột nhiên mất tích một cách khó hiểu đã dấy lên nhiều đồn đoán xung quanh chuyện kỳ lạ này.

Đó là một cây cầu hình vòm, dài 5m, bắc ngang qua bờ suối thuộc tỉnh Gümüşhane phía đông bắc Thổ Nhĩ Kỳ, đã tồn tại suốt 300 năm qua. Với nhiều người dân ở làng Arslanca thuộc vùng đông Biển Đen gần Gümüşhane, cây cầu không chỉ đơn thuần là phương tiện hỗ trợ việc đi lại qua suối Balahor, nó còn là nơi gắn bó rất nhiều kỷ niệm của mỗi người.

 

Cầu[-]đá[-]300[-]năm[-]tuổi[-]đột[-]nhiên[-]biến[-]mất[-]một[-]cách[-]khó[-]hiểu 

Cây cầu bằng đá vắt ngang qua con suối Balahor trong suốt hơn 300 năm
 
Trong suốt hàng trăm năm qua, người dân ở Arslanca vẫn thường xuyên đi trên cầu băng qua suối để lùa gia súc. Lần gần nhất người ta thấy cầu còn nguyên vẹn là hôm 1/10. Nhưng chỉ 5 ngày sau, công trình đã biến mất khó hiểu không để lại dấu vết.
 
Một số người cho rằng, có thể những trận mưa lớn khiến cầu bị đổ sập. Số khác lại nhận định, có thể ai đó đã phá hoại cầu để tìm kho báu. Tuy nhiên, kỳ lạ ở chỗ, người ta không hề tìm thấy những khối đá bị rơi xuống suối hay các dấu vết nào tương tự. Hiện người dân địa phương đã báo cáo sự việc với cảnh sát để điều tra.
 
Cầu[-]đá[-]300[-]năm[-]tuổi[-]đột[-]nhiên[-]biến[-]mất[-]một[-]cách[-]khó[-]hiểu
Chỉ trong vòng gần 1 tuần, cây cầu đã biến mất khó hiểu mà không để lại dấu vết nào
 
“Cây cầu 300 năm tuổi là nơi gắn bó kỷ niệm với rất nhiều người. Dân làng thường lùa gia súc đi qua cầu khi nước suối dâng cao. Chắc hẳn thợ săn kho báu hay những kẻ buôn lậu đã đánh cắp cây cầu, hoặc có ai đó đánh sập cầu để kiếm tiền?”, ông Bilal Doğan, một người dân làng suy đoán. Yılmaz Akyıldız, một người dân khác trong làng thấy nuối tiếc khi cây cầu không còn nữa. “Ký ức tuổi thơ của chúng tôi cũng biến mất theo nó”, ông nói.
 
Khu vực làng Arslanca thuộc vùng đông Biển Đen gần Gümüşhane là nơi có địa hình đồi núi được phân chia bởi các thung lũng sâu với lượng mưa lớn liên tục suốt năm. Khu vực này là nơi có nhiều cây cầu đá lịch sử với niên đại từ thời Byzantine, Seljuk và Ottoman, phục vụ người dân trong suốt nhiều thế kỷ.
(Theo sputniknews/ dailysabah)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cầu đá 300 năm tuổi đột nhiên biến mất một cách khó hiểu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân

Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân

(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.

VACNE 30 năm
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI