Di sản xanh » Di tích xưa
Phát hiện công trường khai thác đá cổ xây thành nhà Hồ
(10:00:36 AM 28/12/2012)Ngày 25/12, Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa thế giới thành nhà Hồ cho biết, cán bộ trung tâm vừa phát hiện thêm một công trường khai thác đá cổ nằm trên dãy núi Xuân Đài, cách thành nhà Hồ khoảng 5 km về phía nam.
Tại chân núi hiện còn 16 phiến đá được bóc tách và chế tác tương đối công phu, bề mặt nhẵn. Trong đó có nhiều phiến kích thước tương đối lớn, ước tính lên tới hàng chục tấn. Khi đem so sánh, kỹ thuật chế tác đá ở đây giống như những phiến đá được dùng để xây dựng thành nhà Hồ.
Ngoài ra, tại sườn phía đông dãy núi Xuân Đài còn rất nhiều phiến đá đổ ngổn ngang. Tuy chưa thấy dấu vết chế tác nhưng các phiến đá trên có hình dạng khá vuông vức, kích thước cân đối. Theo nhà chuyên môn, các phiến đá này được người thợ thời Hồ bóc tách và đưa xuống chân núi sau đó mới sơ chế trước khi đưa về xây dựng thành Tây Đô.
“Việc phát hiện công trường khai thác đá cổ tại núi Xuân Đài có ý nghĩa lớn về mặt thực tiễn và khoa học, chứng tỏ để xây dựng thành An Tôn, nhà Hồ đã huy động một khối lượng khổng lồ về nhân lực, vật lực để khai thác và vận chuyển những phiến đá lớn từ nhiều nơi về xây dựng thành”, ông Nguyễn Xuân Toán, Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản văn hóa thế giới thành nhà Hồ nhấn mạnh.
Trước đó, trong đợt khai quật tại công trường khai thác đá cổ ở dãy núi An Tôn (thuộc xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) vào cuối năm 2011, các chuyên gia Viện khảo cổ đã phát lộ nền của các lán trại, nơi những người thợ sinh sống trong thời gian khai thác, chế tác đá để xây thành nhà Hồ.
Nhiều phiến có khối lượng rất lớn, ước tính lên đến cả chục tấn. Ảnh: Lê Hoàng. |
Nền được làm bằng đất sét trộn đá dăm tương đối vững chắc. Các lớp đá dăm cổ này dày tới 80 cm (do quá trình tách, đục đẽo từ các phiến đá lớn thải ra), trải rộng trên mặt bằng hàng trăm mét. Ngoài ra, các nhà khoa học còn phát hiện trên dãy núi An Tôn có nhiều hiện vật quý như: dụng cụ khai thác đá đã hoen rỉ, các mảnh bát đĩa và mảnh vật dụng sinh hoạt khác bằng sành sứ thời Trần - Hồ.
Thành nhà Hồ nằm trên hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc. Đây là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam. Được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397, thành này còn được gọi là Tây Đô để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long - Hà Nội). Xây xong thành, Hồ Quý Ly đã dời đô từ Thăng Long về Tây Đô.
Trải qua hơn 600 năm tồn tại, hầu hết công trình kiến trúc bên trong Hoàng thành đã bị phá hủy. Những dấu tích nền móng của cung điện xưa giờ vẫn đang nằm ẩn mình phía dưới những ruộng lúa của người dân quanh vùng. Ngày 27/6/2011, tại phiên họp lần thứ 35 của Ủy ban di sản thế giới thuộc Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại thủ đô Paris (Pháp), thành nhà Hồ đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
- Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Quảng Bình "đệ nhất thụ"
- Độc đáo cây di sản Việt Nam:Vương quốc cây di sản
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Huyền bí rừng đỗ quyên trên đỉnh Arung
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cung đường cây di sản trên đảo tiền tiêu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Đài quan sát kơ nia
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cây dầu rái hơn 200 tuổi trong đình Thoại Ngọc Hầu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cụ đa "trơ gan cùng tuế nguyệt"
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...