Thứ hai, 25/11/2024, 02:33:43 AM (GMT+7)

Bảo tồn, phát huy giá trị khoa học mang tính toàn cầu của Di sản thiên nhiên thế giới Tin ảnh

(08:06:42 AM 24/05/2013)
(Tin Môi Trường) - Ngày 23/5, UBND tỉnh Quảng Bình phối hợp với Ủy ban UNESCO Việt Nam, Cục Di sản Văn hóa tổ chức Hội thảo khoa học “ Bảo tồn, phát huy giá trị khoa học mang tính toàn cầu của Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng”, nhằm tăng cường hơn nữa công tác nghiên cứu, quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy các giá trị quốc tế đặc biệt, nổi bật toàn cầu của Phong Nha - Kẻ Bàng trên nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững trong thời gian tới.

Các chuyên gia, các nhà nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế trình bày hơn 30 báo cáo khoa học, với nội dung các giá trị về địa chất, địa mạo và lịch sử trái đất; những giá trị nổi bật toàn cầu hướng tới việc ghi danh Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng lần thứ 2 về tiêu chí đa dạng sinh học; giá trị đa dạng sinh học và cảnh quan du lịch; tác động của Di sản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; các giải pháp tổ chức quản lý, bảo tồn và khai thác giá trị của di sản...

Tiêu biểu là các báo cáo: “Phát triển du lịch Phong Nha: Làm gì trước nguy cơ lãng quên?” của Tiến sĩ Nguyễn Khắc Thái; “Giá trị nổi bật của khu hệ thú Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng hướng đến tiêu chí về đa dạng sinh học của khu di sản thiên nhiên thế giới” của PGS.TS Nguyễn Xuân Đặng, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật... Qua đó, góp phần quan trọng vào việc bảo tồn, khai thác và phát huy có hiệu quả các giá trị quốc tế đặc biệt, nổi bật toàn cầu và các giá trị đặc hữu, độc đáo và đặc biệt quý hiếm của Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

 


Di sản Thiên nhiên Thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng



Tiến sĩ Nguyễn Khắc Thái cho biết: Việc bảo tồn và phát huy giá trị là vấn đề thường xuyên cho các di sản nói chung, riêng với di sản thiên nhiên thế giới thì cực kỳ quan trọng. Vì vậy, việc nghiên cứu để bảo tồn các giá trị phải được làm thường xuyên, đồng bộ; việc phát hiện, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị phải làm thường xuyên thì di sản mới tồn tại.

Theo TS. Trần Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBNS tỉnh Quảng Bình: Quảng Bình đã và đang thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ để có thể giữ gìn, phát huy những ưu thế mà thiên nhiên ưu đãi, hạn chế thấp nhất sự quá tải của các khu, điểm du lịch; có cơ chế khuyến khích việc khai thác các tiềm năng du lịch sinh thái; có chính sách ưu đãi về nguồn vốn vay dành cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch sinh thái, nhất là việc khai thác du lịch trên cơ sở tăng cường phối hợp giữa các cơ quan ban, ngành, quản lý nhà nước với địa phương và người dân vùng sở tại.

Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nằm trên địa bàn huyện Bố Trạch, giáp huyện Quảng Ninh và Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), cách thành phố Đồng Hới khoảng 50km về phía Tây Bắc; có diện tích vùng lõi là 85.754ha và vùng đệm rộng 195.400ha. Vườn giáp Khu bảo tồn thiên nhiên Hin Nậm Nô ở tỉnh Khăm Muộn, CHDCND Lào về phía Tây. Được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới theo tiêu chí "Lịch sử trái đất và đặc điểm địa chất", Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là một trong hai khu vực đá vôi lớn nhất thế giới, khối núi đá vôi ở đây có tuổi rất cổ từ kỷ Devon (cách đây 410 triệu năm). Phong Nha - Kẻ Bàng có các đặc điểm cấu trúc địa chất, kiến tạo, địa hình, địa mạo, đa dạng sinh học, cảnh quan đa dạng, độc đáo; hệ thống hang động ở đây có tuổi cổ nhất Đông Nam Á. Phong Nha - Kẻ Bàng được mệnh danh là vương quốc hang động với khoảng 300 hang động lớn nhỏ. Hầu hết các hang ở đây đều là hang sông, kết nối với nhau tạo thành 3 hệ thống chính: hang Phong Nha, hang Vòm và hang Nước Moọc.

Với đặc điểm về địa hình, khí hậu, đất đai, thủy văn, Phong Nha - Kẻ Bàng là một trong 238 vùng sinh thái quan trọng nhất trên toàn cầu, có hệ thực vật phong phú, đa dạng và độc đáo. Kết quả khảo sát ghi nhận Phong Nha - Kẻ Bàng có thảm rừng nhiệt đới rộng lớn, phủ kín 96,2% diện tích tự nhiên, trong đó gần 90% diện tích được che phủ bởi rừng nguyên sinh hoặc gần như rừng nguyên sinh; có 2.694 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 907 chi, 193 họ, trong đó có 79 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam 2007, 35 loài nằm trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Có 396 loài động vật không xương sống và 849 loài động vật có xương sống thuộc 460 giống, 160 họ, 42 bộ, trong đó có 82 loài nằm trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ, 99 loài trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 và 66 loài trong Sách Đỏ IUCN 2006.

Đặc biệt, các nghiên cứu đã liên tục khám phá những bí ẩn về đa dạng sinh học tại đây, 19 loài mới cho khoa học đã lần lượt được ghi nhận và công bố trên toàn thế giới trong đó có 14 loài bò sát, 1 loài lưỡng cư, 2 loài bò cạp, 1 loài chim và 1 loài thực vật bậc cao có mạch; tái phát hiện loài Chuột đá (Laonastes aenigmamus) được cho là tuyệt chủng. Phát hiện này đã bổ sung vào danh lục Thú Việt Nam lên đến 323 loài.

(TTXVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bảo tồn, phát huy giá trị khoa học mang tính toàn cầu của Di sản thiên nhiên thế giới

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”

Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”

(Tin Môi Trường) - “Muối của rừng” - một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, sẽ được tái hiện đầy sống động trên sân khấu của Chương trình biểu diễn Kịch hình thể gây quỹ Mắt Rừng tối ngày 05/12.

VACNE 30 năm
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI