»

Thứ bảy, 18/01/2025, 11:11:01 AM (GMT+7)

Viết tiểu thuyết để ngăn nạn buôn người

(08:42:21 AM 19/07/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Lần đầu tiên viết tiểu thuyết nhưng đoạt ngay giải cao tại một cuộc thi văn chương uy có khá nhiều nhà văn chuyên nghiệp tham gia, cầm trong tay tấm bằng chứng nhận, Chu Thanh Hương vẫn chưa dám tin đó là sự thật.

 

Sau khi cuộc thi khép lại, chị lại lặng lẽ với thiên chức làm mẹ và bận rộn với công việc của một chiến sĩ công an tại vùng đất địa đầu Lạng Sơn. PV đã  có cuộc trò chuyện với chị.

 

- Gần 600 trang sách của “Hoa bay” thực sự là một thử thách ngay cả với người viết chuyên nghiệp, chị đã hoàn thành nó như thế nào?

 

- Tôi đã viết hơi “tùy tiện”. Tức là đoạn nào thích thì viết trước chứ không theo trình tự các chương mục bình thường. Chắc các bạn sẽ thấy buồn cười nhưng xin bật mí là tôi đã viết phần đầu truyện rồi đến kết truyện, sau đó mới trở lại viết phần thân truyện.

 

 

Chu[-]Thanh[-]Hương[-]là[-]chiến[-]sĩ[-]công[-]an,[-]làm[-]việc[-]tại[-]tỉnh[-]Lạng[-]Sơn.
Tiểu thuyết "Hoa bay" của Chu Thanh Hương đoạt đồng giải A cuộc thi tiểu thuyết, truyện và ký về đề tài “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống” 2007 - 2010, cùng với "Sát thủ online" của Nguyễn Xuân Thủy

 

- Nhiều người thắc mắc, nhân vật chính của “Hoa bay” là một thiếu nữ dân tộc, tác giả của tiểu thuyết cũng là người dân tộc, nhưng có vẻ như “chất dân tộc” không đậm và để lại nhiều ám ảnh trong tác phẩm như kỳ vọng của họ. Chị nói gì trước ý kiến này?

 

- Tôi cho rằng mỗi người viết văn đều phản ánh những gì họ nhìn thấy và cảm nhận. Trong mắt nhiều người, người phụ nữ dân tộc gắn với những hình ảnh chân chất thật thà, cam chịu trước hủ tục phong kiến hoặc sống phụ thuộc vào người chồng. Tại nơi tôi sinh sống, ở đâu đó cũng vẫn có những người phụ nữ như vậy, nhưng bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của xã hội, ngày nay, nhiều người phụ nữ dân tộc đã thoát khỏi cái bóng của những định kiến cũ, mạnh mẽ, làm chủ mình, tự tin bước vào cuộc sống như bất kỳ người phụ nữ hiện đại nào khác. Trong tác phẩm tôi đã nhiều lần nhấn mạnh mảnh đất và con người nơi Hoa sinh sống đã có nhiều đổi thay, chuyển mình trong cuộc sống mới. Họ thích nghi nhiều hơn với cuộc sống thị thành và nhân vật Hoa cũng vậy. Tất nhiên, đây chỉ là góc nhìn của riêng tôi và tôi muốn tác phẩm của mình phản ánh điều đó thông qua nhân vật Vương Thị Hoa - một nhân vật có lẽ khá xa lạ với hình ảnh của một người phụ nữ dân tộc thường thấy trong văn học.

 

- Chị đến với văn chương thế nào?

 

- Từ nhỏ tôi đã rất thích đọc sách, đặc biệt là đọc truyện và thường mong chúng kết thúc có hậu. Vì vậy, khi có những truyện kết thúc buồn, tôi lại tưởng tượng ra kết thúc khác của truyện có hậu hơn, vui vẻ hơn. Rồi dần dần tôi nghĩ ra những câu chuyện của riêng mình, gắn với những sự vật, sự việc gần gũi xung quanh. Đôi khi tôi tự cảm thấy chúng rất hay và không muốn quên đi nên viết ra giấy để lưu giữ. Giờ nhìn lại, có lẽ đó chính là bước khởi đầu của tôi trong việc viết văn.

 

Tôi bắt đầu viết văn bằng một truyện vừa dành cho thiếu nhi, nhưng tác phẩm đầu tiên được in ấn và phát hành là một truyện vừa dành cho tuổi mới lớn có tựa đề là “Một và Bốn” in tại NXB Kim Đồng.

 

 

Nữ[-]tác[-]giả[-]trẻ[-]trong[-]đời[-]thường.
Chu Thanh Hương là chiến sĩ công an, làm việc tại tỉnh Lạng Sơn.

 

- “Hoa bay” được viết trong bao lâu?

 

- Tôi là người viết văn không chuyên, có lẽ vì vậy mà khi viết tôi thường không xây dựng cốt truyện hay tuyến nhân vật trước mà chỉ viết theo cảm xúc, nghĩ gì viết nấy. Tôi đã viết “Hoa bay” trong 3 tháng, hoàn toàn theo cảm tính của mình và may mắn là tác phẩm đã đoạt giải.

 

- Ba tháng cho một cuốn tiểu thuyết là khá nhanh. Chị nghĩ sao?

 

- Tôi cũng không rõ nữa, nhưng khi đó tôi hoàn toàn bị cuốn theo mạch cảm xúc, cộng thêm điều kiện thời gian và hoàn cảnh cho phép, vì vậy tôi đã rất tập trung và gần như dành cả ngày để viết. Có hôm tôi viết được đến 20 trang bản thảo. Đến khi hoàn thành tiểu tuyết “Hoa bay” thực sự là tôi cũng cảm thấy tự hào về bản thân vì đã làm việc rất nghiêm túc.

 

- Có một bài đồng dao khá lạ đã được chị sử dụng láy đi láy lại xuyên suốt trong “Hoa bay”, chị có thể tiết lộ đôi điều về bài đồng dao này?

 

- Tôi có ý định xây dựng hình ảnh của loài hoa bay ẩn dụ thân phận của người phụ nữ làm chủ đề xuyên suốt tác phẩm. Vì vậy tôi đã quyết định đưa một bài thơ ngắn vào. Mất khá nhiều thời gian suy nghĩ tôi mới sáng tác được bài thơ đó để đưa vào tác phẩm dưới dạng đồng dao.

 

- Vương Thị Hoa, nhân vật chính của “Hoa bay” ngay từ lần đầu tiên bị đe doạ cưỡng bức đã tự chĩa dao vào ngực sẵn sàng chết, và trong suốt cuộc đời cô ấy luôn mang theo con dao đó, thế rồi nó đã được dùng để giết kẻ khác, còn cô ấy không thể tự giết mình để cuối cùng phải lãnh án tử hình. Tại sao chị không cho cô ấy tự tìm đến cái chết ngay trên cánh đồng hoa bay ở phần kết, mà phải “xử” bằng pháp luật với màn trả giá quen thuộc đầy “tính ngành” như vậy?

 

- Có người cũng đã hỏi tôi như vậy, thậm chí họ còn nghĩ vì đây là tác phẩm tham dự cuộc thi do Bộ Công An tổ chức nên tôi phải cố “ép” đoạn kết truyện như thế, nhưng sự thực hoàn toàn không phải vậy. Trong tác phẩm, Vương Thị Hoa từ một cô gái sơn cước sinh đẹp, hiền lành vì chịu nhiều sóng gió mà về sau đã trở thành người đàn bà độc ác quyết tâm trả thù đời, trả thù người, nhưng khi tìm được con, Hoa đã cởi bỏ được những đau khổ, thù hận vẫn ám ảnh mình. Vì vậy, cô ấy sẽ chọn kết thúc khiến cả người mình yêu và con gái được cảm thấy nhẹ nhàng hạnh phúc. Thế nên Hoa đã để pháp luật xử lý mình như một cách ăn năn chuộc tội của kẻ phạm tội.

 

 

Nữ tác giả trẻ trong đời thường.

 

- Tại sao chị chọn viết về nạn buôn bán phụ nữ?

 

- Theo tôi được biết, tệ nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em đang diễn ra khốc liệt tại nhiều địa phương trên cả nước chứ không phải riêng ở tỉnh Lạng Sơn - nơi tôi đang sống và công tác. Do tính chất công việc nên tôi đã được gặp gỡ, tiếp xúc với những phụ nữ là nạn nhân của tệ nạn này, được lắng nghe họ chia sẻ về những đau đớn, tủi nhục và hoàn cảnh éo le của mình. Những nỗi đau ấy có lẽ tôi không thể thấu hiểu hết, nhưng tôi có thể nhận ra sự khốc liệt, tàn nhẫn của tệ nạn buôn bán người. Đó là động lực chính thúc đẩy tôi viết tác phẩm “Hoa bay” với hy vọng phản ánh đến độc giả nhiều hơn nữa về tội ác này. Để chúng ta cùng chung tay ngăn chặn, đấu tranh, không để những người phụ nữ khác phải chịu đau khổ, bi kịch vì nó.

 

- Khi biết tin “Hoa bay” đoạt giải, cảm giác của chị thế nào?

 

- Đó là điều vượt quá sự mong đợi của tôi. Vì vậy khi vừa nghe tin tôi rất bất ngờ và vui mừng, nhưng phải mãi đến khi cầm tấm bằng chứng nhận trong tay tôi mới dám tin đó là sự thật.

 

- Chị đã chọn để trở thành một chiến sĩ công an, việc đến với văn chương và đạt được những thành công ban đầu liệu có làm thay đổi con đường đi sắp tới?

 

- Tôi luôn tự hào về con đường mình đã chọn. Nếu có thể tôi mong sẽ được là một cây viết trong lực lượng công an, viết để phản ánh chân thực hơn nữa về ngành và những người đồng đội của mình.

 

 

Chu Thanh Hương sinh năm 1986 tại Tú Mịch - Lộc Bình - Lạng Sơn, là người dân tộc Tày. Năm 2006, tốt nghiệp Trường Trung học Cảnh sát nhân dân 1, chị về công tác tại Công an tỉnh Lạng Sơn và làm việc tại đó cho đến nay.

 

Tiểu thuyết “Hoa bay” được chị viết trong năm 2010, tham dự cuộc thi tiểu thuyết, truyện và ký về đề tài “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống” 2007 - 2010 do Bộ Công an phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức đã đạt đồng giải A. Trong đợt trao giải đầu năm 2011 vừa qua tại Hà Nội, vì mới sinh con nên Chu Thanh Hương không có mặt để nhận giải, bởi thế không nhiều người biết đến chị.

 

Dương Tử Thành thực hiện
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Viết tiểu thuyết để ngăn nạn buôn người

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

Tin Môi Trường
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

VACNE 30 năm
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI