»

Thứ bảy, 18/01/2025, 23:11:03 PM (GMT+7)

“Tôi không đáng bị hãm hiếp!”

(20:41:01 PM 02/05/2014)
(Tin Môi Trường) - Tháng 8/2012, hai cô gái trẻ Brazil 16 tuổi hào hứng thưởng thức chuyến xe buýt “đầy mơ ước”: được đi cùng và chụp hình với ban nhạc New Hit đến từ Bahia.
Nhưng, chỉ vài tiếng sau, hai cô bé bước ra khỏi xe với quần áo bị xé toang, vấy máu và tinh dịch. Tám thành viên trong ban nhạc và một vệ sĩ, từng là quân cảnh, chỉ bị giam giữ 38 ngày do bị tố cáo có hành vi hãm hiếp. Họ được cho tại ngoại chờ ngày ra tòa sau nhiều lần kháng án để xin hoãn xử. Trong thời gian đó, họ vẫn đi lưu diễn khắp nơi; còn hai cô bé thì bị những người hâm mộ của ban nhạc dọa giết, phải được chính phủ bảo vệ, thay đổi tên họ, chỗ ở, trường học.
 

Áp phích hưởng ứng chiến dịch "Tôi không đáng bị hãm hiếp" - Ảnh: @Twitter, Via

 

Báo chí Brazil cũng che giấu hoặc chỉ đăng qua loa, không hề nhấn mạnh tính chất nghiêm trọng của vụ việc cho đến tháng 3/2013, khi xảy ra vụ một băng nhóm có vũ khí trốn thoát sau 30 phút cưỡng bức một nữ du khách người Mỹ, đánh đập bạn trai người Pháp của cô và cướp bóc các hành khách khác. Tài xế, phụ lái và thành viên trong băng nhóm đã thay nhau cưỡng bức cô trước mặt bạn trai trong khi chiếc xe buýt vẫn chạy trong thành phố. Vụ việc nhanh chóng lan truyền khắp thế giới, như “đánh thức” chính quyền tại đây. Các vụ hành hung tình dục tại Brazil, đặc biệt là ở Rio đã làm đau đầu các chính khách, nhất là khi họ đang chuẩn bị cho World Cup năm nay và Olympics 2016.
 

Một báo cáo gần đây cho thấy có 5.000 phụ nữ đã bị cưỡng hiếp ở Brazil trong năm 2012 - tăng 23% so với 2011. Hồ sơ cũng tiết lộ có đến 58.051 phụ nữ là nạn nhân của bạo hành, tính ra, cứ một tiếng đồng hồ là có bảy vụ hành hung nhắm vào phái yếu. Theo báo cáo trên, trong số 8.000 phụ nữ được khảo sát, có đến 99% bị làm nhục trên đường phố, 51% luôn cảm thấy sợ hãi khi đi một mình và 90% phải thay đổi trang phục để tránh bị quấy rối.

 

Thế nhưng, những con số của một cuộc khảo sát khác được công bố trong tuần qua đã thật sự khiến dư luận phẫn nộ: 65,1% người dân Brazil cho rằng phụ nữ ăn mặc hở hang, khêu gợi thì đáng bị cưỡng bức; 59% trong tổng số 3.810 người tham gia khảo sát cho rằng, nếu phụ nữ biết cư xử đúng mực thì số vụ cưỡng bức sẽ thấp hơn nhiều. Đáng nói là hơn hai phần ba người trả lời là phụ nữ!

 

Kết luận của cuộc khảo sát đã gây nên những cuộc tranh cãi trên các mạng xã hội. Nhà báo địa phương Nana Queiroz đã thành lập trang Facebook có tên Tôi không đáng bị hãm hiếp và Không ai đáng bị như vậy cả thu hút hơn 3.000 thành viên, những trang tương tự cũng có hàng ngàn người tham gia. Queiroz cho đăng hình khỏa thân của cô, đứng trước tòa nhà quốc hội của Brazil, che ngực bằng tay, với dòng chữ: “Tôi không đáng bị hãm hiếp!”. Nhiều bức ảnh tương tự đã được đăng tải với tốc độ chóng mặt trên Facebook, Twitter và Instagram. Trong nhiều khẩu hiệu được đăng trên mạng có câu: Đừng bảo tôi phải ăn mặc như thế nào, hãy khuyên đàn ông đừng hiếp dâm!

 

Các nhà nữ quyền Brazil đã phê phán luật pháp nước này không phải là công cụ đáng tin cậy để bảo vệ phụ nữ khi quan niệm xã hội luôn chấp nhận hành vi hiếp dâm của đàn ông. Họ nhấn mạnh, phụ nữ luôn là mục tiêu của sự chỉ trích: “Phụ nữ bị phê phán ngay từ khi bước chân ra đường, cho đến khi bị hãm hại, họ cũng vẫn bị cho là "tội đồ".

Quỳnh Dao- PNO (Theo Washington Post)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: “Tôi không đáng bị hãm hiếp!”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

Tin Môi Trường
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

VACNE 30 năm
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI