»

Thứ năm, 21/11/2024, 15:23:32 PM (GMT+7)

Tình yêu của mẹ

(20:41:52 PM 15/08/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Chiến tranh đi qua, mẹ tôi trở về làng khi người thân không còn một ai. Bom đạn đã cướp đi tất cả gia đình, nhà cửa nhưng không thể cướp đi nghị lực của người đàn bà đã từng vượt qua lửa đạn.
 

 
 
Chiến tranh đi qua mà bom vẫn còn vang lên đây đó, khiến cho những vành khăn trắng cứ ám ảnh mãi trên những con đường quê. Xóm làng bảo mẹ kiếm lấy một người mà yên bề gia thất. Tuổi xuân của mẹ bỏ lại ở núi rừng Trường Sơn, giờ hòa bình dường như việc chồng con là một điều xa vời vợi. Nghĩ vậy nên mẹ tôi ở vậy cho đến một ngày hàng xóm qua bảo: “Thôi, kiếm đại một đứa con mà nuôi, sau này trái gió trở trời còn có nơi nương tựa”...

 

Tôi lớn lên trong mái nhà tranh, vách đất. Những giấc mơ luôn thấy mình bị ướt sũng và lạnh, luôn nghe cái dạ dày sôi vì đói. Cũng đúng thôi, khi những đêm cơn mưa đi qua, nơi hai mẹ con ngủ thường bị nước mưa giọt xuống, ướt và lạnh. Mẹ bảo cái nhà này là nhà tình thương. Cả làng thấy mẹ khó khăn nên huy động trai tráng dựng nhà cho mẹ rồi cấp cho mảnh ruộng ít ỏi để sống “cầm hơi”. Những ngày gió rít, cứ tưởng mái nhà tranh xiêu xiêu này không chống nổi cơn thịnh nộ của đất trời. Thế mà vẫn đi qua những mùa đông khắc nghiệt hay những cơn bão dữ. Mẹ bảo trời còn thương mình!

 

Có lẽ đi học là niềm vui của nhiều người. Nhưng với tôi đi học là một sự tra tấn vô hình. Từ đường làng đến trường tôi thấy tự ti với những học sinh ngang lứa. Nhà nó khá, giàu có hơn mình, có ba có mẹ đầy đủ cũng là một điều đáng để tôi ngưỡng mộ; rồi lại áo quần chúng đẹp, thơm tho chẳng có chỗ vá hay đứt chỉ như tôi. Ít nhất đứa con gái nào ngang lứa tôi đều có cái kẹp tóc hình con bướm hay sợi dây xanh đỏ trông thật bắt mắt. Riêng tôi, chỉ là sợi dây thun bán năm trăm đồng cả nắm trong tay, xài cả năm trời vẫn không hết. Nhưng những chuyện đó cũng khiến một đứa trẻ như tôi quên bẵng đi khi vùi đầu vào giờ học dưới cặp mắt của ông thầy nghiêm nghị, lúc đó cái sự ghen tị với chúng nó liền tan biến.

 

Sợ nhất là những lần ra chơi giải lao giữa giờ, những cặp mắt nhìn tôi và nói: “Này đứa con hoang, này đứa ghẻ lở...”. Tôi khóc, không dám hé môi với thầy, cô vì nghĩ làm vậy thì mình càng xấu hổ. Học về, tôi ném cái túi ni long đựng sách vở lên bàn và lao vào buồng nằm khóc. Mẹ tôi đi làm về nghe tiếng thút thít liền vào tra hỏi. Tôi là tài sản lớn nhất của mẹ, nên khi nghe tôi khóc tưởng là bị ai đánh hay đau ốm gì. Mẹ vội áp tay lên trán xem đầu có nóng không, cầm tay ôm tôi vào lòng rồi bảo chuyện gì. Mẹ càng hỏi tôi càng khóc to hơn. Sau một hồi gặng hỏi tôi mếu máo nói trong nước mắt, câu được câu còn: “Chúng bảo con là đứa con hoang. Có phải không mẹ?”. Không trả lời, mẹ ôm riết tôi vào lòng chặt hơn và bắt đầu khóc, khóc không thành tiếng nhưng những giọt nước mắt nóng hổi lăn trên má tôi. Tôi nghe nước mắt mằn mặn, hai giọt nước mắt đều mặn như nhau!

 

Ngày tháng trôi qua, tôi trở thành một đứa gan lì, chai sạn với những lời của đám bạn cùng lứa, cũng như những lần buôn chuyện của người làng. Không cần mẹ phải nói thì tôi cũng biết tôi chẳng phải con đẻ mẹ. Hồi đó mẹ trở về làng sau năm tháng chiến tranh. Xóm giềng mối lái mãi mẹ mới đến với một người đàn ông. Cả hai ở với nhau một thời gian dài mà không có con nên người đó bỏ đi lên thành phố sinh sống. Người làng bảo mẹ không thể sinh con vì di chứng của chất độc màu da cam. Mẹ không buồn, tự nhủ ở vậy cho qua một đời người. Cứ tưởng cuộc đời cô quạnh cứ thế trôi qua, ai ngờ ủy ban xã gọi lên bảo mẹ nhận một đứa trẻ về nuôi. Đó là đứa trẻ bị một người đàn bà bất hạnh chối bỏ, người ta tìm thấy dưới cây hoa gạo đang kỳ trổ bông. Khuôn mặt đứa bé tím tái vì lạnh, ông chủ tịch xã làm thủ tục cho mẹ nhận nuôi và đặt tên là Lúa, sau này làm giấy khai sinh cải lại cho đẹp là Lụa. Đấy là tên của tôi, đứa trẻ bất hạnh của một người đàn bà bỏ rơi và được một người đàn bà nuôi nấng.

 

Từ vòng tay của mẹ cùng với cơm mắm, sắn khoai, tôi lớn đi học xa. Mẹ tôi ở nhà côi cút trong ngôi nhà lạnh vắng. Tôi lên thành phố cũng là điều lo lắng với mẹ, mẹ sợ mất tôi. Sợ rằng một ngày kia có một người đàn bà nào đó đến nhận mặt là mẹ ruột, rằng đã đẻ ra tôi và sẽ mang tôi đi.

 

Mỗi lần có người cùng quê lên phố, mẹ đều gửi quà cho tôi, đó là những củ khoai, củ sắn hay bánh đúc, bánh bột lọc mà mẹ thức đêm làm. Họ bảo hôm nào mẹ cũng đưa cái áo cũ lúc học cấp 2 của tôi ra ngắm và vuốt ve. Họ bảo nhớ con nên mới làm thế. Tôi ôm mặt khóc giữa một căn phòng xa lạ. Nơi này mưa không dột, gió không lạnh nhưng sao lại nhớ căn nhà của mẹ. Mẹ ơi, cảm ơn mẹ, con lúc nào cũng là của mẹ. Không thuộc về một ai khác.

Yên Mã Sơn/ DT
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tình yêu của mẹ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.

Tin Môi Trường
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

VACNE 30 năm
 World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội

World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 29/09/2024, gần 200 tình nguyện viên đã tham dự sự kiện “Ngày hội Dọn rác Thế giới - World Cleanup Day 2024” tại tuyến đường Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI