Cộng đồng » Cửa sổ tâm hồn
Tìm người giỏi cho văn học dịch có khó?
(10:18:44 AM 11/08/2012)Đó là những vấn đề nổi cộm được bàn thảo trong Hội thảo “Những vấn đề lý luận và thực tiễn của văn học dịch hiện nay” tổ chức tại Hà Nội ngày 10/8.
|
Quang cảnh buổi hội thảo ngày 10/8 tại Hà Nội. |
Theo PGS- TS Nguyễn Văn Dân- Chủ tịch Hội đồng Văn học dịch (Hội Nhà văn Việt Nam) thì thời nào cũng có những tác phẩm văn học dịch mắc lỗi về dịch thuật. Nhưng trong thời buổi bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay, những lỗi dịch thuật sớm bị phát hiện và được dư luận đem ra bàn thảo thẳng thắn trên các trang mạng, diễn đàn...
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cũng thẳng thắn cho rằng, chúng ta nên có bản thống kê, trong 10 năm ấy có bao nhiêu tác phẩm văn học dịch được xuất bản, có bao nhiêu sách văn học giải trí, nghiêm túc… Theo ông Nguyên, những lỗi được cho là rất “ngớ ngẩn” được chỉ ra trong các sách dịch hiện nay một phần là do các bản dịch không có người biên tập giỏi. Ông cũng chỉ ra tình trạng đáng lo ngại đó là ở nhiều nhà xuất bản, nhà sách đang ở tình trạng không có đủ người đọc chuẩn cho bản dịch tiếng Việt chứ chưa nói đến đọc đối chiếu cho các bản dịch.
Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng cho biết, trong tháng 9 tới sẽ tiến hành thành lập Trung tâm Dịch thuật- thuộc Hội Nhà văn VN. Khi đó, không chỉ dịch giả có chỗ dựa mà việc văn học dịch cũng không còn tình trạng tự phát như hiện nay.
Dịch giả Trần Đình Hiến khẳng định, dịch văn học thực chất là sự giao lưu giữa hai nền văn hóa mà câu, chữ chỉ là phương tiện. Vì thế, trong nhiều tác phẩm yếu tố văn hóa còn nặng hơn, bao trùm lên yếu tố ngôn ngữ. Vì thế, nếu không có văn hóa nền tốt thì rất dễ dẫn đến những tác phẩm tồi. Ông Trần Đoàn Lâm- Giám đốc NXB Thế giới cho rằng lỗi không phải ở ngôn từ mà là ở sự chênh nhau về văn hóa trong việc lựa chọn tác phẩm, đề tài sao cho phù hợp với các đối tượng mà tác phẩm nhắm đến.
Nhà thơ Bằng Việt nhấn mạnh vấn đề cấp bách nhất hiện nay liên quan đến cải tiến chất lượng dịch thuật và phân bổ đủ sức lực, chất xám… là phải quan tâm hết sức đến việc bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ những người dịch cao cấp của ít nhất 6 ngoại ngữ được dùng nhiều nhất trên thế giới hiện nay là tiếng Anh, Pháp, Hoa, Nga, Tây Ban Nha, Arập.
Sau rất nhiều những ý kiến tâm huyết đóng góp cho văn học dịch, nhà thơ Hữu Thỉnh- Chủ tịch Hội Nhà văn đã kết luận cần phải có chính sách đặc biệt dành cho văn học dịch như lập quỹ văn học dịch kết hợp giữa sự hỗ trợ của Nhà nước và xã hội hóa, kết nạp hội viên là dịch giả và đặc biệt là xây dựng đội ngũ kế cận, xin học bổng cho các học viên đi đào tạo dịch văn học.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
- Dẫn lối cho người sống xanh
- "Đủ duyên ta lại tương phùng"
- Vầng trăng soi những phận người
- Nét riêng ngày Tết miền Trung
- Hãy "Gieo hạt mầm tử tế" và nuôi dưỡng "Những chồi non hi vọng"
- "Vượt qua dông bão" bạn sẽ nhìn thấy "Nắng ấm sau mưa"
- "Lẽ sống" - cuốn sách kinh điển truyền cảm hứng cho hàng triệu người
- "Là bạn nhưng vạn lần tốt hơn": Đi tìm con người tối ưu nhất của bạn
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
(Tin Môi Trường) - Nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của nhựa đối với sức khỏe và môi trường, Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Trước thực tế đáng báo động về ô nhiễm nhựa, dự án hướng đến mục tiêu khuyến khích cộng đồng thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần, góp phần xây dựng một môi trường sống bền vững.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.