»

Thứ sáu, 22/11/2024, 01:52:36 AM (GMT+7)

Thơ "nhập đồng” liệu có... sao chép?

(14:40:57 PM 14/08/2012)
(Tin Môi Trường) - Có lẽ, những tán dương sau này của nhiều người thái quá, đã khiến anh say sưa với ý tưởng ấy và thổi vào đó yếu tố tâm linh, huyền bí, càng về sau càng... mãnh liệt, như chúng ta đã thấy diễn biến của "Thi Vân Yên Tử" từ đó đến nay.


Tôi quen anh Hoàng Quang Thuận đến nay cũng gần 20 năm, đã từng cùng nhau đi chùa dâng hương lễ Phật. Một sự trùng hợp thật ngẫu nhiên, 2 cặp vợ chồng chúng tôi đều cùng tuổi Quý Tị và Giáp Ngọ. Thời đó, 2 gia đình thường gặp nhau. Đã lâu lắm, do bận công việc nên không gặp nhau nữa. Nhưng tôi vẫn nhớ về anh, như 1 người bạn tâm tình.

 

Thơ của "tiền nhân"?

 

Khi anh viết xong và đem in 63 bài thơ trong tập 'Thi vân Yên tử", anh có nói chuyện với tôi về căn nguyên ra đời của các bài thơ ấy. Tôi cũng tin như vậy, vì tôi là người tin vào tâm linh, 1 niềm tin tự nhiên từ máu thịt của mình.

 

Từ niềm tin ấy, tôi vô tư quảng bá tập thơ "Thi vân Yên Tử" với sự ra đời đặc biệt của nó  với bạn bè. Nhưng hầu như, ai được tôi thông tin cũng chỉ cười mà không nói gì.

 

Tình cờ, khi lên Yên Tử, vào quầy sách của Ban quản lý, thấy cuốn "Chùa Yên Tử, Lịch sử - Truyền thuyết di tích và Danh thắng", của tác giả Trần Trương, Trưởng Ban quản lý Yên Tử (1992-2003), tôi đã đọc ngấu nghiến. Bởi sự thôi thúc của tâm linh, bởi sự tin tưởng, ngưỡng mộ vào sự hiển linh của Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Người Anh hùng dân tộc- Đệ Nhất Tổ Thiền Trúc Lâm Yên Tử.

 

Đọc xong cuốn sách, tự nhiên tôi liên tưởng đến 63 bài thơ "Thiền" của anh Hoàng Quang Thuận và thật ngẫu nhiên, tôi phát hiện ra trong hầu hết các bài thơ anh Thuận viết, đều lấy từ nội dung cuốn sách này. Thậm chí có nhiều bài thơ, câu thơ còn sao chép "nguyên xi" câu văn của tác giả Trần Trương.

 

Tôi sững người và nghĩ tới điều anh Thuận nói về xuất xứ của 63 bài thơ được anh viết trong 3 đêm với trạng thái như "nhập đồng", như có "ai" đó, từ cõi cao xanh thúc giục anh phải viết. Tuy nhiên, vì là bạn bè, nên tôi cũng không nỡ trao đổi với anh, e anh tự ái rồi giận.

 

Vả lại, tôi coi đó là 1 niềm vui riêng của anh, niềm vui có thể chia sẻ trong phạm vi bạn bè, chẳng ảnh hưởng gì đến nhân tình thế thái. Thế rồi, năm tháng trôi qua, do bận công việc, tôi cũng không còn để ý đến điều đó nữa.



Mấy ngày gần đây, tôi được biết Tạp chí Nhà văn (Hội Nhà văn Việt Nam) đã tổ chức Hội thảo "Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử" đã thu hút rất nhiều người quan tâm đến dự. Có nhiều ý kiến xung quanh hiện tượng này với các lời khen, chê khác nhau.

 

Đặc biệt, tôi được biết anh Hoàng Quang Thuận đã khiêm tốn mà nói rằng : Anh không phải là tác giả của 2 tập thơ mà "đó là do tiền nhân mượn bút tôi để viết thơ". Tôi hiểu rằng, theo anh Thuận, tập thơ THI VÂN YÊN TỬ" gồm 63 bài đó không phải là của anh, mà là của "tiền nhân".

 

GS.TS Hoàng Quang Thuận trao tặng cho Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử cuốn sách độc bản "Thi Vân Yên Tử". Ảnh: Phatgiaovnn.com

  

Tôi không dám khẳng định "tiền nhân" theo anh nói, có phải là Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông không? Tôi còn biết người ta đã giúp anh nộp hồ sơ những tập thơ "nhập đồng" của anh để tham gia dự Giải Nobel văn chương nữa ! Điều này đã khiến tôi giật mình một lần nữa vì điều tôi cho là bình thường đã vượt qua cái ngưỡng bình thường của nó mất rồi.



Tôi đã suy ngẫm mấy ngày nay để tìm cách xử sự thế nào cho hợp lẽ, hợp tình. Trong tôi, có 2 điều ám ảnh: Một là, về đời thực, nếu im lặng thì sẽ giữ được tình bạn với Hoàng Quang Thuận. Hai là, tôi sợ nếu sự thật như tôi phân tích dưới đây, thì anh Hoàng Quang Thuận đã có 1 hành vi mà tự thân anh ấy sẽ phải lãnh theo luật nhân - quả của Nhà Phật.

 

Tôi không dám khẳng định điều gì, nhưng nếu như sự thật là  không có một "tiền nhân" nào mượn bút anh để viết thơ như anh nói, mà chỉ do anh  biên soạn lại thành thơ từ nội dung cuốn sách "Chùa Yên Tử, Lịch sử- Truyền thuyết di tích và Danh thắng", thì Nam-Mô-A-Di-Dà-Phật, anh Thuận đã  tạo một NGHIỆP rất nặng nề, cần phải hồi tâm mới mong có thể chuyển được.

 

Cuốn sách của Trần Trương gồm có Lời nói đầu và 3 chương. Chương 1: Đường về Cõi Phật. Chương 2: Bầu trời cảnh Bụt. Chương 3: Ông Vua hóa Phật.

 

Toàn bộ cuốn sách gồm có 21 bài viết giới thiệu, miêu tả các sự kiện lịch sử, những địa danh, cảnh vật, chùa chiền trong hệ thống Danh sơn Yên Tử để giúp người hành hương tìm hiểu nơi  mình đến dâng hương lễ Phật.

 

Với tấm lòng thành, tôi quyết định viết bài này để hầu mong góp phần làm sáng tỏ sự thật về tập thơ "nhập đồng" của anh.  Nếu anh Thuận đọc mà buồn hoặc giận dữ thì tôi thành tâm tạ lỗi.

 

Để người đọc cùng suy ngẫm

 

Nhưng dù thế nào, tôi cũng mong anh đọc và suy nghĩ để cảm nhận được động cơ, mục đích viết bài của tôi. Chỉ mong anh hiểu rằng, tôi viết với cái tâm trong sáng, cái "tâm" của 1 người theo Đạo Phật, để giúp anh.

 

Tôi dùng phương pháp so sánh để chứng minh suy nghĩ của tôi, rằng: Những bài thơ của anh Hoàng Quang Thuận có xuất xứ từ cuốn sách nói trên của tác giả Trần Trương, chứ không phải là thơ "nhập đồng".

 

Tôi chỉ chọn một số bài trong tập thơ để so sánh và xin dẫn chiếu đến người đọc, nếu ai quan tâm thì tìm cuốn sách đó để so sánh các bài khác cho đầy đủ.

 

Cách so sánh của tôi là: Nêu những đoạn văn trong cuốn sách của tác giả Trần Trương, sau đó là bài thơ của anh Hoàng Quang Thuận trong tập "Thi vân Yên Tử" do Nhà xuất bản Hội Nhà văn, xuất bản tháng 3/1998 để người đọc cùng suy ngẫm.

 

1. Trang 20-21 cuốn sách của Trần Trương (sau đây gọi tắt là cuốn sách) viết :

 

" Hồ Yên Trung nằm ở ngang lưng núi. Hồ rộng hàng ngàn mẫu, nằm lọt giữa bốn bề núi biếc. Nước từ khe suối đổ về. Đôi gò bồng đảo bập bềnh trên sóng nước giữa hồ. Bồng đảo phủ đầy thông...

 

Những đêm trăng sáng, lòng hồ đầy ánh trăng. Bốn bề im ắng, chỉ nghe tiếng chim gù trên núi. Thực là một bức tranh sơn thủy hữu tình... Hồ Yên Trung - Nàng công chúa ngủ quên nay đã thức... Tạo hóa khéo bày tuyệt tác của thiên thiên. Được kết tụ bởi mây trời non nước thanh hương sắc con người. Nàng vô tư không một chút ưu phiền".

 

Trong bài thơ "Hồ Yên Trung" (trang 15), anh Thuận viết: Yên Trung vắt vẻo ngang lưng núi/ Bốn bề mây biếc sóng lô xô/ Đôi bồng đảo bập bềnh trên sóng/ Cả rừng thông xao động mặt hồ.

 

Tạo hóa bày tuyệt tác thiên nhiên/ Kết tụ bởi mây trời non nước/ Nàng vô tư không chút ưu phiền/ Ngắm sao trời đầu gối Hoa Yên.

 

2.Trang 24, cuốn sách  viết: Đến hẻm núi kia có 3 tên cướp nhảy ra chặn đường, vua Trần khoan thai ra hiệu cho Bảo Sái cho chúng vài lạng bạc, cả suất cơm chay để độ đường. Đoạn ngồi trên mình ngựa, Ngài thuyết giáo, thức tỉnh từ tâm, đoạn trừ tam độc trong lòng chúng... Cả 3 quỳ sụp xuống lạy tạ và hứa rằng "sẽ trở về lương thiện làm ăn". Kể từ ngày đó, chúng bỏ nghề đao búa, chăm chỉ nghề nông, siêng làm công đức xây dựng chùa miếu, trở thành các tín đồ ngoan đạo của Trúc Lâm. Và từ độ ấy, nạn cướp nơi đây được tiệt trừ. Con đường dốc gập ghềnh nơi hẻm núi, kẻ lại người qua được bình an.

 

Trong bài "Kẻ cướp chắn đường" (trang 19), anh Thuận viết: Ba tên kẻ cướp nhảy chắn đường/ Vua Trần cho bạc lẫn phần cơm/ Nhẹ nhàng thuyết giáo trừ tâm độc/ Cả 3 quỳ lạy hứa hoàn lương.

 

Bỏ nghề đao búa thiện giáo đường/ Sơn lâm từ ấy hết tai ương/ Gập gềnh hẻm núi người qua lại/ Bình an vô sự hết đạo cường.

 

3. Trang 34, cuốn sách viết: Phía bên kia cầu là cổng tam quan, dáng vẻ cổ kính, đắp nổi đôi câu đổi viết theo chữ thảo "Cổ tự lưu danh Linh Nhâm Tự"... Xung quanh chùa xum xuê cây trái. Quả trứng gà sai chíu chít vàng ươm. Quả hồng đỏ thắm như hàng trăm chiếc đèn lồng treo lơ lửng. Quả mận tím trĩu cành lúc lỉu...

 

Gần đây, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Linh Nhâm là tên của một vị Thiền sư đã được Tổ Trúc Lâm giao xây dựng ngôi chùa và nhiều năm trụ trì ở chùa này. Tên của Thiền sư được đặt tên cho chùa....

 

Trong bài "Chùa Cầm Thực" (trang 26), anh Thuận viết: Tam quan đắp nổi Linh Nham Tự/ Thiền sư có phải đặt tên thầy/ Mận chín trĩu cành lúc lỉu quả
Trứng gà chiu chít cả trong mây/ Linh Nham đâu khác nơi tiên cảnh/ Hồng đỏ như trăm đèn lồng cầy...

 

Tôi còn biết người ta đã giúp anh nộp hồ sơ những tập thơ "nhập đồng" của anh để tham gia dự Giải Noben văn chương nữa ! Điều này đã khiến tôi giật mình một lần nữa vì điều tôi cho là bình thường đã vượt qua cái ngưỡng bình thường của nó mất rồi.

4. Trang 40, cuốn sách viết: Thưở xưa, cánh đồng Nam Mẫu nước ngập trắng. Từ dốc Quàng Hái, muốn vào Yên Tử, phải đi bè mà vào. Hay tin Vua Trần vào Yên Tử, các cung tần mĩ nữ của triều đình đã tìm về, gặp Vua ở tại con dốc này. Họ than khóc thảm thiết, xin Vua quay trở lại triều đình...

 

Vua cho lập đàn tràng cầu Phật Tổ Như Lai. Vài ngày sau, nước ở hồ Nam Mẫu rút hết. Lòng hồ phơi ra, khá bằng phẳng. Đất nơi đáy hồ thật màu mỡ. Dân bản ùa ra bắt tôm, cá, khai khẩn bãi hoang, thành ruộng vườn. Cánh đồng Nam Mẫu được khai sinh.

 

Trong bài "Làng Cung Nữ" (trang 28), anh Thuận viết: Làng Mụ, Làng Nương đường Nam Mẫu/  Xưa kia nước ngập trắng lòng hồ/ Vua Trần thương xót đoàn cung nữ/ Lòng trung không trở lại kinh đô.

 

Vua lập đàn cầu Phật Như Lai/ Nước hồ rút hết ruộng đất dài/ Đáy hồ mầu mỡ, tôm cùng cá/ Làng Mụ, làng Nương được sinh khai.

 

5. Trang 53, cuốn sách viết: Cá tôm say nước nhảy lia thia. Trăm hoa khoe sắc bên bờ suối... Mới hay chín suối chỉ chung một dòng... Con suối cắt chia tuyến đường Hạ Kiệu - Nam Mẫu thành chín đoạn".

 

Bài "Chín suối chung một dòng" (trang 36), anh Thuận viết: Trăm hoa khoe sắc bên bờ suối/ Cá tôm say nước nhảy lia thia/ Mới hay chín suối chung dòng một/ Đường đi Nam Mẫu suối cắt lìa.

 

6. Trang 98, cuốn sách viết: Trong ngách hang, có một núm đá, nước nhỏ tí tách từng giọt một, cả đêm chưa đầy một bát con. Nhà sư gọi đó là sữa mẹ. Một điều kì lạ: Khi bát nước đầy, từ núm không nhỏ thêm giọt nào nữa. Nền chùa sạch khô không giọt nước thừa tràn.

 

Trong bài "Sữa mẹ" (trang 52), anh Thuận viết: Ngách hang núi đá núm vú con/ Sữa mẹ linh thiêng nhỏ giọt tràn/ Nhỏ dần từng giọt đêm đầy bát/ Nước đầy chỉ một bát con con.

 

7. Trang 103, cuốn sách viết: Bóng Tùng thấp thoáng bên ô cửa. ngày nay, các "ông" Rồng xanh thi thoảng lại xuất hiện... Những lúc trở trời, các "ông" bò ra nằm la liệt... Một con rắn lớn từ xà ngang buông mình xuống ban thờ, náu mình vào Tượng Phật nhìn ra".

 

Trong bài "Rắn xanh Yên Tử" (trang 31), anh Thuận viết: Bóng Tùng thấp thoáng bên ô cửa/ Rồng xanh thi thoảng nghỉ trên bàn/ Mấy ông rắn lớn nằm trên mái/ Náu mình tượng Phật ngắm giang san.

....

Do sự "sao chép" quá nhiều chỗ, tôi chỉ xin trích dẫn để so sánh một số bài như trên. Còn nhiều bài  thơ khác cũng có nội dung tương tự với các bài trong cuốn sách của Trần Trương.

 

Trong số 63 bài, tôi kiểm lại thì thấy có một số bài không có liên quan gì tới cuốn sách.  Cụ thể là các bài: Xúc cảm non thiêng; Cô chú thăm Yên Tử;  Vân du Yên Tử; Nghỉ lại chùa Yên; Kim xà; Ân hận; Tặng sư thầy, là do anh Thuận cảm tác mà viết ra.

 

Từ những so sánh trên, liệu có thể suy luận rằng: Tập thơ "Thi Vân Yên Tử" của anh Hoàng Quang Thuận không phải là thơ "nhập đồng", cũng không phải là "thơ Thiền" mà có xuất xứ từ cuốn sách của tác giả Trần Trương.

 

Vì những bài thơ ấy thuần túy chỉ là tả cảnh vật qua con mắt của người phàm trần. Nếu thơ "nhập đồng" sẽ có giọng thơ khác, thâm linh, huyền bí và mang hồn cách của "người nhập".  Những so sánh trên đã cho thấy, từ những bài viết trong cuốn sách của Trần Trương, anh Thuận đã có cảm xúc và dùng năng khiếu thơ của mình viết lại thành các bài thơ.

 

Có thể trong 3 đêm, nguồn cảm xúc từ cảnh vật thật, từ tấm lòng thành kính đối với Tam tổ Trúc Lâm và Danh sơn Yên Tử,  lại được thông tin từ cuốn sách của Trần Trương, anh đã thành tâm viết nên 63 bài thơ ấy, để ghi lại cảm xúc của mình.

 

Tôi chắc khi đó, anh chưa hề nghĩ đến việc quảng bá cho  những bài thơ này theo hướng "nhập đồng" hoặc "thơ thiền". Có lẽ, những tán dương sau này của nhiều người thái quá, đã khiến anh say sưa với ý tưởng ấy, và  thổi vào đó yếu tố tâm linh, huyền bí, càng về sau càng... mãnh liệt, như chúng ta đã thấy diễn biến của "Thi Vân Yên Tử" từ đó đến nay.



Để kết thúc, tôi xin xác quyết một điều rằng: Tôi viết bài này chỉ với cái tâm trong sáng của một Phật tử có pháp danh là Thiện Hòa, hầu mong anh Thuận sẽ đọc và suy ngẫm về những điều đã làm, để  trả về cho "Thi Vân Yên Tử" đúng giá trị của nó. Đó là điều tôi quan niệm rằng, đã giúp anh, vì tôi vẫn là người bạn của anh!

(Nguồn: Luật sư Nguyễn Minh Tâm / VNN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thơ "nhập đồng” liệu có... sao chép?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.

Tin Môi Trường
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

VACNE 30 năm
 World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội

World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 29/09/2024, gần 200 tình nguyện viên đã tham dự sự kiện “Ngày hội Dọn rác Thế giới - World Cleanup Day 2024” tại tuyến đường Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI