»

Thứ bảy, 18/01/2025, 07:42:08 AM (GMT+7)

“Thiên thần nhỏ” trong bệnh viện

(17:48:07 PM 14/05/2017)
(Tin Môi Trường) - Để giảm bớt những nỗi đau của bệnh tật, những em nhỏ đang là bệnh nhân trong bệnh viện này không chỉ cần đến thuốc men và đôi bàn tay tận tình chăm sóc của tôi mà quan trọng hơn, các em còn cần cả những niềm vui!

“Thiên[-]thần[-]nhỏ”[-]trong[-]bệnh[-]viện

Ảnh minh hoạ: IE

 

Tôi làm việc với tư cách là thực tập sinh trong khoa nhi của bệnh viện thành phố. Đây là điều kiện bắt buộc đối với mọi sinh viên y khoa trong quá trình học tập ở nhà trường. Sau quá trình làm việc như vậy một thời gian dài, kết hợp giữa học lý thuyết trên lớp với thực hành ở bệnh viện, mỗi sinh viên y khoa có thể tự tin với tay nghề của mình và cầm văn bằng tốt nghiệp, nhận công tác ở một nơi nào đó theo ý nguyện và điều kiện của bản thân. 
 
Bác sỹ trưởng khoa của chúng tôi là một giáo sư nghiêm túc, tận tâm và đánh giá cao những sinh viên ham học, có lòng yêu nghề thực sự . Ngày nào ông cũng làm việc với sinh viên chúng tôi đúng giờ như đã ghi trên lịch làm việc. Nơi tôi ở trọ khá xa bệnh viện, nên để khỏi bị trễ giờ vào mỗi buổi sáng, nhiều đêm tôi phải ngủ luôn trong bệnh viện. 
 
Tôi luôn cố gắng làm cho xong mọi việc trước nửa đêm, rồi mới đi ngủ, nhưng tôi rất thường bị đánh thức dậy bởi những tiếng còi hú của xe cấp cứu. Những ngày sống ở bệnh viện chất chứa bao nỗi buồn vui về đủ mọi chuyện, nhưng đáng nhớ nhất là câu chuyện xảy ra vào thời điểm một ca cấp cứu vào đêm giao thừa năm nọ. Tết năm ấy tôi không được về nhà, nên tôi tự nguyện ở lại luôn bệnh viện. Vừa buồn, vừa đói bụng lại vừa mệt, tôi thả người nằm xuống giường định ngủ thiếp đi cho quên hết những gì đang mang nặng trong người. Tôi tự nhủ, rồi ngày mai sẽ là một ngày mới và mình sẽ đón chào năm mới bằng những ca cấp cứu có thể có trong dịp Tết. Bỗng nhiên, từ phòng số 6, tôi chợt nghe hình như có tiếng một đứa bé đang gọi mình. Cô bé khoảng 9 tuổi, mới được nhập viện vào sáng nay. Tôi nhớ lúc buổi sáng khi tôi tiêm thuốc vào cánh tay cô bé, cánh tay trông gầy nhom thật tội nghiệp. Tôi vội chạy sang phòng  cô bé, cô bé nhìn tôi, mỉm cười: “Hình như chị …bác sỹ đang bị mệt!”. Chao ôi! Cô bé gọi tôi là “bác sỹ”. Tôi hỏi: “Em cảm thấy trong người khoẻ hơn chưa?”. “Bệnh viện đang có một ca cấp cứu” – Tôi giải thích với cô bé. Chúng tôi ngồi nói chuyện với nhau một lát, rồi tôi về phòng mình. Lúc tôi rời khỏi giường của cô bé, cô bé nắm lấy cánh tay tôi và nói: “Chị ngủ ngon nhé!”. Tôi gật đầu, đáp: “Em cũng vậy nhé!”. Cô bé không đáp, chỉ nháy mắt tinh nghịch, tỏ vẻ đồng ý.  
 
Bệnh tình của cô bé là đề tài thảo luận tốn nhiều công sức và thời gian của đám sinh viên chúng tôi. Các bác sỹ cũng tham gia đóng góp ý kiến. Chưa đầy một năm sau, cô bé đã khoẻ hơn, đôi má hồng trông rất dễ thương. Em được xuất viện.
 
Thế nhưng, chẳng bao lâu sau, da của em trở nên trắng bệch, đôi chỗ trên cơ thể chẳng rõ nguyên do gì lại bị những vết bầm tím. Mặc dù gia đình và các bác sỹ đã cố gắng rất nhiều, nhưng không thể để em điều trị tại nhà được, và thế là, một lần nữa cô bé phải nhập viện.
 
Xét nghiệm máu cho thấy, cô bé bị ung thư bạch cầu. Mọi người trong bệnh viện, từ bác sỹ chuyên khoa đến y tá, điều  dưỡng đều quan tâm đến cô bé, yêu thương cô bé, nhưng hoàn toàn không có sự thương hại. Bởi lẽ, ở cô bé có một điều gì đó rất đặc biệt. Tôi không biế phải gọi điều đặc biệt ấy là điều gì, tôi chỉ biết rằng, nụ cười trong sáng, hồn nhiên của cô bé luôn làm cho tâm hồn tôi ấm áp. Nhiều lần, tôi nhìn thấy cô bé ra ngoài hành lang, mỉm cười và vẫy tay chào các bạn nhỏ khác vừa mới nhập viện. Có lúc tôi còn thấy cô bé chia cả những bông hoa và những thỏi kẹo cho những bạn khác nữa. Ở nơi bệnh viện ảm đạm này, nụ cười của cô bé như thắp sáng cả căn phòng. Tôi thật cảm phục cô bé, vì ở lứa tuổi còn nhỏ như vậy, cô bé lại có khả năng biểu lộ lòng tốt, lòng quan tâm và yêu thương người khác.
 
Mùa Đông đến, tuyết rơi trắng xoá, phủ đầy lên cả cửa kính của các cửa sổ.Vào ngày lễ Giáng Sinh, tôi ngạc nhiên khi cô bé đòi gia đình phải trang trí một góc giường bệnh bằng một cây thông có treo những quả chuông và những bóng đèn sáng lấp lánh. Cha của cô bé là một giám đốc ngân hàng, nên ông có vẻ rất chiều chuộng con. Cây thông Noel giữa phòng bệnh làm cho cả căn phòng trở nên tươi sáng, ấp áp hơn …. Tôi cảm động biết bao khi nhìn thấy cô bé cùng với những em bệnh nhân khác đang cố gắng tập hát một bài Thánh ca mà các em sẽ hát trong đêm nay…
 
Tôi không biết cô bé có phải là một Thiên thần từ trời được phái xuống trần gian để thắp lên niềm vui cho các em nhỏ bệnh tật trong bệnh viện này hay không? Nhưng tôi biết chắc chắn một điều rằng, những niềm vui mà cô bé đã mang lại cho mọi người trong bệnh viện thật có ý nghĩa biết bao, vì những niềm vui ấy đã giúp các em nhỏ được sống hồn nhiên, hạnh phúc, phần nào quên đi những nỗi đau bệnh tật….
Sau này, khi tôi tốt nghiệp đại học và trở thành bác sỹ, tôi đã quyết định trở về làm việc trong bệnh viện ở quê, gần nơi gia đình tôi đang sinh sống. Ở nơi đây, tôi luôn nhớ về hình ảnh của cô bé ngày xưa và tôi tâm niệm một điều rằng, để giảm bớt những nỗi đau của bệnh tật, những em nhỏ đang là bệnh nhân trong bệnh viện này không chỉ cần đến thuốc men và đôi bàn tay tận tình chăm sóc của tôi mà quan trọng hơn, các em còn cần cả những niềm vui! 
 
Thạc sĩ LẠI THẾ LUYỆN (Theo Reader’s Digest)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: “Thiên thần nhỏ” trong bệnh viện

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

Tin Môi Trường
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

VACNE 30 năm
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI