»

Thứ bảy, 22/02/2025, 07:21:31 AM (GMT+7)

Tác hại của lòng ích kỷ

(23:03:10 PM 15/04/2017)
(Tin Môi Trường) - Điều nguy hiểm nhất trong cuộc sống chính là tâm lý ích kỷ, đố kị của mỗi người: không bao giờ muốn người khác hơn mình, cái gì mình không có được thì cũng không muốn cho người khác có.

Tác[-]hại[-]của[-]lòng[-]ích[-]kỷ[-]

Ảnh minh hoạ: IE

 

Có một câu chuyện ngụ ngôn kể về con sư tử nhỏ và một con báo. Cả hai bị lạc trong một khu rừng. Trời thì nóng oi bức và cả hai đều rất khát nước. Do vậy, chúng không thể ngồi đó chờ chết mà quyết định phải đi tìm một nguồn nước nào đó để uống. Chúng đi mãi, đi mãi, cuối cùng cũng tìm thấy một hố nước nhỏ, nhưng khốn nỗi miệng hố lại quá nhỏ hẹp nên chúng không thể cùng uống nước một lúc được. Thế là chúng bắt đầu cãi nhau rất kịch liệt xem ai có quyền được uống nước trước. Cuộc tranh cãi càng lúc càng gay gắt, chẳng con nào chịu nhường con nào, vì con nào cũng lo rằng, nếu để cho con kia uống trước thì biết biết đâu nó sẽ uống hết luôn cả phần của mình. Lý do thật dễ hiểu, hố nước nhỏ chỉ đủ cho mỗi con vài ngụm để đỡ khát mà thôi.

 
Cuộc tranh cãi ồn ào giữa sư tử và báo bị một bầy kên kên bay qua vô tình nghe được. Bầy kên kên cũng đang rất khát nước. Chúng bèn bàn kế với nhau tìm cách lừa sư tử và báo đi chỗ khác. Bàn mưu kế xong, bầy kên kên đồng loạt kêu thất thanh: "Vùng đất này sắp bị sụt lở! Vùng đất này sắp bị sụt lở!". Nghe tiếng kêu la khủng khiếp của bầy kên kên, sư tử và báo hoảng hốt bỏ chạy. Thế nhưng, chỉ một lát sau, cả sư tử và báo đều cay đắng nhận ra rằng, chẳng hề có chuyện sụt lở đất gì cả. Chúng vội vàng quay lại để uống nước, thì hỡi ôi, hố nước đã bị bầy kên kên uống sạch. Lúc này, chúng cảm thấy ân hận vì lòng tham lam, nhỏ nhen, ích kỷ của mình thì đã quá muộn.
 
Nội dung câu chuyện có thể không mới mẻ, nhưng ý nghĩa của nó thì hình như lúc nào cũng vẫn mới. Điều nguy hiểm nhất trong cuộc sống chính là tâm lý ích kỷ, đố kị của mỗi người: không bao giờ muốn người khác hơn mình, cái gì mình không có được thì cũng không muốn cho người khác có. Chính cái tâm lý ích kỷ, đố kị tai hại đó là nguyên nhân của không ít những thất bại không chỉ cho cuộc sống của mỗi người mà còn là thất bại cho cả tập thể.  

 

Thạc sĩ LẠI THẾ LUYỆN (Theo values.com)
Từ khóa liên quan: Tác hại, của, lòng ích kỷ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tác hại của lòng ích kỷ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Tin Môi Trường
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

VACNE 30 năm
 Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI