»

Thứ bảy, 18/01/2025, 18:42:22 PM (GMT+7)

Sông Lô tuy xa mà gần

(09:08:59 AM 24/02/2012)
(Tin Môi Trường) - Huyện mới Sông Lô (Vĩnh Phúc) hôm nay tuy chưa thật giàu, nhưng đừng ai nói là một huyện cua ốc và cối đá. Vì con người của Sông Lô dù nghèo khó, nhưng ở hoàn cảnh nào họ cũng miệt mài làm việc, sáng tạo hết mình
Ảnh minh họa
 
Nhắc đến “Huyện Sông Lô” hẳn nhiều người sẽ rất ngạc nhiên vì cái tên lạ hoắc này, nói như vậy cũng chẳng có gì sai. Huyện mới được tách ra từ huyện Lập Thạch vào ngày 1 tháng tư năm 2009. Với 17 xã, trải dài từ xã Bạch Lưu tiếp giáp với tỉnh Tuyên Quang, dọc theo bờ tả sông Lô xuôi về đến xã Cao Phong và tính cho đến nay huyện này mới chỉ có gần 2 năm tuổi! tuy nhiên nếu nói về những phương diện khác thì hoàn toàn có thể khẳng định rằng: đây là một huyện tuy mới về mặt địa giới hành chính nhưng nếu xét về phương diện văn hóa, thể dục, thể thao, học tập ….thì thực sự đây là một huyện có truyền thống hiếu học và lịch sử văn hóa lâu đời.
 
Ngược về quá khứ, huyện Sông Lô hôm nay vốn là những xã nghèo nhất của huyện Lập Thạch cũ, đồng thời cũng là nơi hứng chịu nhiều cảnh khắc nghiệt của thiên nhiên nhất. Ở nơi đây đồng ruộng rất ít,  vào vụ chiêm thường lâm vào cảnh chiêm khê mùa thối. Khi con đê sông Lô chưa được gia cố, nâng cấp thì cảnh ngập lụt hàng năm thường xuyên diễn ra, cướp đi thành quả lao động và cả tính mạng của người dân sống ở ven bờ. Ba năm liền: 1969, 1970, 1971 khi nước lũ tràn về làm vỡ  đê. Cả một vùng từ Bạch Lưu đến Sơn Đông, tất cả mọi thứ từ đồng ruộng nhà cửa cho đến trường học đều  nằm trong biển nước. Đâu đâu cũng thấy cảnh tang thương do lũ càn! Nhiều lúc nghĩ lại chẳng biết có phải do cái dư âm này không nữa, mà thỉnh thoảng mỗi khi ngồi tếu táo với bạn bè chúng tôi vẫn thường trêu nhau là huyện ngập lụt chứ không phải lập thạch!     
            
Người dân  các xã ven sông Lô bao đời  nay vẫn sống trong cảnh đói nghèo vì ngập lụt, úng hạn, vì giao thông cách trở, "giở đi mắc núi, giở lại mắc sông". Chẳng thế mà cách đây không lâu, đã có một tờ báo đăng một phóng sự với tựa đề  ngụ ý : "Lập Thạch, huyện đảo nghèo". Nói Lập Thạch nghèo không sai nhưng dẫn chứng ra cái nghèo ấy ở đâu thì bài báo mô tả cảnh người dân xã Bạch Lưu chở cối đá bằng xe đạp đi bán dong khắp nơi. Người dân Đức Bác, Yên Thạch gánh cua ốc sang Việt Trì rao bán lấy tiền đong gạo. Khi có dự án xây cầu Gạo, làm đường từ Xuân Hòa đi Vĩnh Yên thì tác giả bài báo nhận định: Có lẽ để chở cối đá và cua ốc về xuôi...(!)
 
Nhưng hôm nay, Vĩnh Phúc đã có một huyện Sông Lô mới. Không phải là tách ra đứng riêng để tự "khoe" cái nghèo của mình. Đành rằng dân ta vẫn có câu "Dấu giàu ai giấu khó". Không! Huyện mới Sông Lô hôm nay tuy chưa thật giàu, nhưng đừng ai nói là một huyện cua ốc và cối đá. Vì con người của Sông Lô dù nghèo khó, nhưng ở hoàn cảnh nào họ cũng miệt mài làm việc, sáng tạo hết mình .Hiện nay đứng trước những đổi mới của đất nước, huyện Sông Lô đã thay đổi rất nhiều, nhất là đời sống của nhân dân cũng khác xa so với trước đây. Ấy vậy, chỉ cần nói cái tên của huyện mới này thôi cũng đã khơi dậy lòng tự hào của những con người sống ở ven bờ con sông yêu dấu này.
 
Đất nước ta vốn có nhiều sông suối, nhưng không có con sông nào lại đi vào lịch sử, vào thơ ca, nhất là đi vào lòng người như Sông Lô. Theo sách Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn, con sông này có tên chữ là Mã Giang, phát nguyên từ Trung Quốc. Theo như cảm nhận của nhiều người kể lại khi đi tới đây thì lòng sông lô rất rộng, bốn mùa xanh biếc ngô khoai hai bên bờ bãi, ôm lấy dòng nước biếc quanh năm lững lờ xuôi chảy. Dẫu là đất trung du, bóng người thưa vắng, nhưng không chút tàn phai. Không thấy đâu cái "Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò" như trong khúc ngâm Chinh phụ. 
 
Từ Soi Rạng trở xuống qua Đức Bác, quê hương của anh hùng liệt sĩ Trần Cừ, nơi có đình Hát Đúm, hàng năm mở hội trống quân. Trai làng Đức Liệp, đeo trống ngang bụng vừa đánh trống vừa dắt tay các cô gái bên Phù Ninh trên đò cập bến, bước lên bờ sang hát xoan hát ghẹo. Tiếng trống chia đều nhịp bước của các ca nương vừa đi vừa hát nên mới gọi là trống quân Đức Bác  vì thế.
 
Ngoài ra nếu có dịp ghé thăm huyện Sông Lô, có một điều mà tôi đảm bảo rằng các bạn sẽ cảm thấy vô cùng thích thú đó là lòng mến khách của người dân nơi đây! sở dĩ tôi nói vậy, vì con người ở đây rất thân thiện và hòa đồng, phần lớn người dân ở xã yên thạch nói riêng và toàn huyện Sông Lô nói chung đều xuất thân từ nông thôn nên hầu như vẫn còn giữ được nếp sống rất tình cảm của người nhà quê, đơn giản mà sâu sắc.Trong sinh hoạt thường nhật, nhất là trong bữa cơm đãi khách, thường chỉ có vài món đơn giản như cá rô kho tộ, cá thính, rau muống luộc chấm tương…. thế nhưng cách mà họ tiếp đón bạn, thì cực kỳ nhiệt thành và trân trọng. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để làm say lòng thực khách!
 
Bên cạnh đó về với huyện Sông Lô bạn còn có thể cảm nhận một cách trọn vẹn cái thú vãn cảnh và ẩm thực… Ở Sông Lô tuy không có những cảnh đẹp xếp vào hàng “đệ nhất trời nam ” nhưng lại mang vẻ thâm trầm, cổ kính của đền đài.
 
Xen lẫn chút bồng bềnh phiêu lãng của trời mây, sương khói. Cảnh thanh nhàn dịu êm trải dài trên những đồi cọ, vườn chè xanh ngào ngạt .
 
Tiếp đến nếu đến Sông Lô nhất là đến xã Yên Thạch, Đức Bác  mà  bạn chưa nếm thử món ăn đặc sản  "cá thính ” là coi như chưa biết đến thú ẩm thực độc đáo nơi này. Cá thính, còn gọi là cá muối chua, ngon nhất là cá thính thuộc xã Cao Phong và Đức  Bác. Đây là loại sản phẩm đang được tỉnh Vĩnh Phúc bảo hộ nhãn hiệu thương mại.
 
Chưa dừng lại ở đó, huyện Sông Lô vốn là vùng đất cổ kính, với bề dày văn hóa lâu đời nên khi đến đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng những di chỉ khảo cổ như hang động trên núi Thét ở xã Hồng Phong (nay là Hải Lựu) với nhiều mảnh gốm cổ của người nguyên thủy thời đồ đá cũ Sơn Vi, niên đại trên 2 vạn năm, cho thấy sự có mặt của cộng đồng cư dân tại đây là rất sớm.
 
Ngoài ra nếu tìm hiểu về các thú giải trí ở vùng đất này, nên tham gia lễ hội Chọi trâu Hải lựu. Lễ hội Chọi trâu Hải Lựu ra đời từ rất lâu lễ hội này gắn với tích về vị anh hùng chống giặc ngoại xâm Lữ Gia và cho đến nay nó được vẫn được duy trì.
Hàng năm lễ hội chọi trâu vẫn thu hút hàng chục vạn du khách.
 
Người ta vẫn thường nhắc nhở nhau rằng ; “Dù ai đi đâu, ở đâu/Tháng Giêng mười bảy chọi trâu thì về/Dù ai buôn bán trăm nghề/Tháng Giêng mười bảy nhớ về chọi trâu!” 
Phùng Thế Trường (Trường đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sông Lô tuy xa mà gần

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

Tin Môi Trường
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

VACNE 30 năm
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI