»

Chủ nhật, 24/11/2024, 11:12:37 AM (GMT+7)

Sáng kiến quốc tế mới nhằm xử lý những kẻ xâm hại tình dục trẻ em

(15:52:52 PM 22/02/2013)
(Tin Môi Trường) - Sáng kiến của Anh Quốc vì sự an toàn của trẻ em được giới thiệu tại Việt Nam. Sáng kiến này được thiết kế nhằm đảm bảo rằng các giáo viên và tình nguyện viên đến Việt Nam công tác có lí lịch tư pháp tốt và không có những hành vi liên quan lạm dụng tình dục trẻ em.

 

 

 

 

 

 

Giấy chứng nhận Quốc tế Bảo vệ Trẻ em (ICPC) là một hình thức kiểm tra mới của cảnh sát đối với các công dân Anh đi du lịch hay làm việc ở nước ngoài. Giấy chứng nhận này sẽ giúp xác định và sàng lọc những người không phù hợp cho các công việc có liên quan đến trẻ em.

 

Giấy chứng nhận này sẽ được giới thiệu tại trường Quốc tế Việt Anh Hà Nội. Cũng tại đây, các chuyên gia về bảo vệ trẻ em và cán bộ thực thi pháp luật tham gia vào công tác phòng chống xâm hại tình dục sẽ tham dự một khóa tập huấn kéo dài 3 ngày có tiêu đề “Tìm kiếm được Bằng chứng Tốt nhất” do Trung tâm Bảo vệ và Chống Bóc lột [Tình dục] Trẻ em của Anh Quốc (CEOP) và Đại sứ quán Anh tổ chức, hợp tác với Bộ Lao động và Thương binh Xã hội.

 

CEOP nhận thấy rằng một số trường quốc tế, tổ chức từ thiện và các cơ quan khác ở nước ngoài hiện chưa tiếp cận được những phương thức và phương tiện kiểm tra của cơ quan công an, ở mức độ như các tổ chức ở Anh Quốc có được, và do vậy những kẻ vi phạm về tình dục có thể có được những cương vị được trẻ em tin cậy.

 

CEOP là cơ quan thực thi pháp luật của Anh Quốc có mục tiêu bảo vệ trẻ em khỏi sự xâm hại. Giấy chứng nhận này nhằm mục đích góp phần ngăn không cho những kẻ phạm tội xâm hại tình dục trẻ em, đã được nhà chức trách biết tới, có thể đạt được những vị trí không thích hợp tại các quốc gia khác.

 

Có thể tìm hiểu thêm chi tiết về Giấy chứng nhận ICPC tại buổi lễ giới thiệu bắt đầu vào lúc 09h00.

Sau khóa tập huấn về tìm kiếm bằng chứng tốt nhất, CEOP cũng sẽ thực hiện một hội thảo khu vực của ngành công an về thông lệ/phương pháp tốt nhất trong điều tra trực tuyến, hợp tác với Bộ Công an. Cảnh sát Campuchia, Philippin, Lào và Thái Lan sẽ tham gia hội thảo này.

 

Tập huấn tại Việt Nam là hoạt động tiếp nối công tác của Mạng lưới Quốc tế Bảo vệ Trẻ em (ICPN) của CEOP, được sự trợ giúp của các đại sứ quán Anh trong khu vực.  

 

Peter Davies, Tổng Giám đốc Điều hành CEOP phát biểu: “Có bằng chứng rõ ràng cho thấy những tội phạm xâm hịa tình dục nghiêm trọng mà các nhà chức trách Anh Quốc đã biết thường hay tìm cơ hội làm việc hoặc tham gia công tác thiện nguyện ở nước ngoài, trong nhiều trường hợp có thể là với vai trò là giáo viên nhưng cũng hoàn toàn có thể qua các nghề nghiệp khác như cán bộ từ thiện, cán bộ của trại trẻ mồ côi hay nhà trẻ. Giấy chứng nhận Bảo vệ Trẻ em Quốc tế được coi là một đảm bảo toàn cầu mà người sử dụng lao động và các tổ chức thiện nguyện có thể sử dụng để đảm bảo rằng các ứng viên chưa từng bị kết tội tại Anh, những tội có thể làm cho họ trở nên không phù hợp cho những công việc có liên quan đến trẻ em. 

 

“Đây là phương tiện kiểm tra duy nhất của cảnh sát Anh đối với công dân và người thường trú của Anh đi làm việc tại một số tổ chức ở nước ngoài,và vì vậy đây có thể coi là một phương tiện kiểm tra cần thiết trước khi sử dụng lao động hay bổ nhiệm, nhằm bảo vệ trẻ em.”

 

Đại Sứ Vương Quốc Anh tại Việt Nam Tiến Sĩ Antony Stokes nhấn mạnh tầm quan trọng của sáng kiến này. “Đây là năm thứ tư, Trung tâm Bảo vệ và Chống Bóc lột [Tình dục] Trẻ em của Anh Quốc (CEOP) thực hiện các chương trình của mình ở Việt Nam. Tôi rát vui mừng là chúng ta đã có thể có những hoạt động để tăng cường vai trò của mình trong các công việc đảm bảo an toàn cho trẻ em Việt nam bằng việc giới thiệu Chứng nhận Quốc tế Bảo vệ Trẻ em. Nỗ lực tích cực của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội của Việt Nam đã thúc đẩy tiến triển này. Tôi mong rằng sáng kiến này sẽ góp phần tăng cường khả năng bảo vệ trẻ em của Việt Nam”, Tiến sĩ Antony Stokes cho hay. 

 

Robin Rickard, Giám đốc phụ trách quốc gia của Hội đồng Anh, phát biểu: “Hội đồng Anh có nghĩa vụ pháp lý đảm bảo rằng chúng tôi không lơ là sao nhãng trong công tác tuyển dụng của mình. Dù với góc độ nào, chúng tôi luôn coi việc đảm bảo rằng chúng tôi thực hiện mọi việc có thể, nhằm tránh tuyển dụng những người có thể tạo nên nguy cơ cho trẻ em, là một phần thiết yếu của công tác bảo vệ trẻ em.

 

“Việc sàng lọc tốt các ứng viên đã chứng tỏ là một cách thức nhằm ngăn chặn những kẻ phạm tội tìm được những việc làm có thể giúp chúng tiếp cận trẻ em. Năm nay chúng tôi đã đưa ra hướng dẫn tuyển dụng an toàn cho tất cả các văn phòng của chúng tôi trên khắp thế giới, trong đó có văn phòng tại Việt Nam, và đặc biệt là tại các trung tâm giảng dạy của chúng tôi.

 

“Giấy chứng nhận ICPC gia tăng thêm giá trị và sức mạnh cho những gì Hội đồng Anh đang làm trong nội bộ. Chúng tôi hết sức hoanh nghênh sáng kiến này của Anh, được giới thiệu tại Việt Nam. Hy vọng mạng lưới các đối tác của chúng tôi trên cả nước sẽ ghi nhận và áp dụng cách tiếp cận này.”

 

Christopher Short, Trợ lý Trưởng Bộ phận Bảo vệ Trẻ em và Học sinh Trung học của trường Quốc tế Anh Việt, cho hay: “Trường Quốc tế Anh Việt tại Hà Nội rất vui mừng được đăng cai tổ chức buổi giới thiệu Giấy chứng nhận Bảo vệ Trẻ em Quốc tế.

 

“Nhóm các trường quốc tế Anh (BIS) luôn coi trọng vấn đề bảo vệ trẻ em; chúng tôi yêu cầu tất cả các nhân viên quốc tế phải cung cấp giấy chứng nhận về nhân thân của nước mới nhất mà họ thường trú, ngoài giấy chứng nhận của nước xuất xứ do nhà chức trách sở tại yêu cầu. Giấy chứng nhận ICPC sẽ là một công cụ hữu ích để đảm bảo rằng chúng tôi đã thực hiện công việc kiểm tra thích hợp đối với các nhân viên từ Anh sang”.

 

Buổi giới thiệu giấy chứng nhận ICPC tổ chức vào lúc 09h00, 26/02/ 2013 tại  trường Quốc tế Anh Việt (BVIS), Hà Nội

Đỗ Hồng Hạnh (Đại Sứ Quán Anh tại VN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sáng kiến quốc tế mới nhằm xử lý những kẻ xâm hại tình dục trẻ em

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.

Tin Môi Trường
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

VACNE 30 năm
 Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ

Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ

(Tin Môi Trường) - Nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của nhựa đối với sức khỏe và môi trường, Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Trước thực tế đáng báo động về ô nhiễm nhựa, dự án hướng đến mục tiêu khuyến khích cộng đồng thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần, góp phần xây dựng một môi trường sống bền vững.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI