Cộng đồng » Cửa sổ tâm hồn
Sài Gòn mưa to và ngập nặng: Bao người đã ít yêu thành phố này?
(14:12:24 PM 16/09/2015)
Ngập sâu trên đường Nguyễn Hữu Cảnh khiến hàng ngàn người phải bì bõm trong dòng nước đen - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Khi thành phố mưa, người ở Sài Gòn đi trốn. Chúng tôi tìm cho mình những cái “tổ kén” của quán cafe sạch sẽ, góc quán ăn đèn vàng ấm áp, châu đầu vào nhau, chờ nước rút. Không một ngôn lời nào thốt ra để phàn nàn, nhưng nước ngập tới tận cổ: không ai muốn nhắc đến nhà, muốn về nhà. Cứ mùa mưa đến, những người ở trọ quên mất Sài Gòn là nhà, bởi không thể bơi qua biển nước mà về kịp phòng trọ giữa đêm.
Trên đài radio, khi tiếng “triều cường” vang lên, người đàn ông lập tức nghĩ chạy về nhà sớm, đón thật nhanh đứa con khỏi trường, để khỏi phải cõng nó trên cổ mà dắt chiếc xe ra khỏi dòng nước ngập. Ánh đèn vàng sáng trưng từ trung tâm không đủ sức lu mờ đi cơn lo lắng trào lên cùng dòng nước. Như Bình Thạnh, như Cây Gõ, như Bến xe miền Tây, nơi cả chục ngàn người khắc khoải vì đêm nước lên, không thể về kịp nhà giữa cơn mưa lạnh run và dòng nước quyền năng.
Rồi khi đứng ngay giữa Xô Viết Nghệ Tĩnh, tôi đứng cạnh một người đàn bà ôm con khóc ngằn ngặt trong mưa. Vợ chồng đi chiếc xe tay ga, nước sâu đến mức trào vào ống xả. Đứng bất lực như thế trên một cái “ốc đảo” vỉa hè, họ đợi không biết bao giờ nước lùi khỏi phố. Cả chục cái “ốc đảo” như thế bao quanh bến xe gắn những đôi mắt khắc khoải chờ về nhà đến tội.
22 giờ đêm, không ai kịp về nhà được cuộn mình trong chăn ấm. Có điên không khi phải rồ máy xe lên lao vào cơn điên giận ấy của dòng thủy triều? Đừng hỏi câu ác ý đó, khi phía Thủ Đức, Bình Dương tổ ấm ngoài kia chỉ có một con đường độc đạo để họ trở về nhà. Cách một dòng sông, ánh sáng lộng lẫy của Quận 1 không thể phủ lên cái bóng tối mà dòng nước sông Sài Gòn đang lừng lững dâng lên bất chấp tất cả.
Khi mưa, hãy nhớ ra thành phố mỏng manh đến thương. Xứ sở sạch sẽ, xô bồ trong đêm tối tiệc tùng ngoài bờ kè đã được thay bằng đêm thủy triều tưởng dài bất tận. Trong cuộc điện thoại gọi nhau, người ta bất an dặn dò quãng ngập xe chết máy. Trên radio, anh phát thanh viên khô giọng vì những câu lặp lại: “vòng xoay ngập sâu, kẹt rất nặng”. Trong tâm trí của hàng ngàn con người ăn mặc xinh đẹp bước vào công sở từ sớm tinh mơ đã ngán ngẩm tràn ứa dòng nước đen ngòm bủa vây từ mọi quãng hẻm.
Sài Gòn khi bì bõm trong nước là gì? – Nó minh chứng một cách hồn nhiên là đây là quê hương của đồng bằng và những dòng sông. Nó nhắc nhở từng câu cuối cùng người ta vẫn mô tả về miền Tây Nam Bộ: khi nước nổi, bì bõm đẩy xuồng ra đi hái bông điên điển. Ký ức kỳ quặc và xa xôi đó khiến người xa xứ cay đắng, bởi họ chỉ cực chẳng đã lao vào phố cho kẹt xe chết mồ, cho ngập đầu nước bẩn, cho chết máy điên dại.
Họ không liên quan tới mớ ký ức hỗn tạp và sầu muộn bất thường của thành phố - kể cả cái nguồn gốc xưa tít mù rằng nó là một thành phố bên sông. Ký ức của thành phố này, từ trăm năm trước từng có một Nguyễn Huệ là sông, Bình Thạnh từng là bờ sông, Thủ Thiêm từng ngập trong dừa nước, hay quận 7 cũng từng bì bõm lái xuồng cạnh sông.
Khi tắm mình trong chuỗi nước đen ngòm, ngẩn ngơ ra vì một chiếc xe hơi hồn nhiên lao qua cho mình một trận nước phủ đầu ra trò, giận điên lên vì một bà bán áo mưa quá lời hét giá một cái áo nylon đến 30 ngàn, thôi đừng căm giận thành phố.
Hãy nhìn xuống con nước ì oạp tàn bạo, nghe thấy lời một người đi đổ rác, đẩy cái xe rõ to rõ nặng trong hẻm Bình Thạnh, mà gặp xe máy nào lao vô hẻm cũng phải hét to: “Đừng vô đó, sâu lắm, chết máy. Kiếm quán café ngồi đi!” Hay khi mình mất kiên nhẫn ngập trong khói xăng hôi đặc, hãy mừng vì những người đứng bên cạnh mình, có một chàng trai đã nhảy xuống xe đỡ cho một ông già bị nước xô mạnh mất thăng bằng.
Hoặc lạc quan tếu hơn, thôi mình nhìn hàng chục con người đứng lau máy xe cho nhau cuối đường Nguyễn Hữu Cảnh - đêm nay thành phố của họ không ngủ - và cũng không đơn độc mất mát.
Tự dưng những người mải mê thổi máy xe ngẩng đầu lên, có tiếng cô gái đứng gần bật khóc không kìm nén. Ban nãy cô sợ hãi dòng nước như muốn dâng cao mãi, sợ hãi cái cảm giác bị vây mù, tù hãm với bao hiểm nguy rình rập dưới lòng đường. Tiếng nấc của cô biến tất cả thành một tràng dài im lặng thổn thức.
Hình như lúc này, bao người xa xôi đã ít yêu thành phố đi một chút.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
- Dẫn lối cho người sống xanh
- "Đủ duyên ta lại tương phùng"
- Vầng trăng soi những phận người
- Nét riêng ngày Tết miền Trung
- Hãy "Gieo hạt mầm tử tế" và nuôi dưỡng "Những chồi non hi vọng"
- "Vượt qua dông bão" bạn sẽ nhìn thấy "Nắng ấm sau mưa"
- "Lẽ sống" - cuốn sách kinh điển truyền cảm hứng cho hàng triệu người
- "Là bạn nhưng vạn lần tốt hơn": Đi tìm con người tối ưu nhất của bạn
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 29/09/2024, gần 200 tình nguyện viên đã tham dự sự kiện “Ngày hội Dọn rác Thế giới - World Cleanup Day 2024” tại tuyến đường Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.